Có nên ăn chất tạo ngọt aspartame?
Ham chất tạo ngọt nhân tạo dễ bị béo phì, bệnh tim
Làm thế nào để hạn chế đường hóa học aspartame trong thực phẩm?
Đường hóa học: Ngọt lắm thì "đắng" nhiều
Đường hóa học, sát thủ ngọt ngào
Aspartame là gì?
Aspartame là một chất làm ngọt nhân tạo, còn gọi là Acesulfame potassium (K), AminoSweet®, Neotame®, Equal®, NutraSweet®, Blue Zero Calorie Sweetener Packets™, Advantame®, NutraSweet New Pink, Canderel®, Pal Sweet Diet® và AminoSweet®. Nó được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ như nước ngọt, kẹo cao su, bánh kẹo và vitamin.
Ngay sau khi được con người tiêu thụ, aspartame phân hủy thành 3 hợp chất hóa học: Phenylalanine, acid aspartic và methanol. Aspartame tiêu thụ ở mức độ lớn có thể gây hại cho sức khỏe.
Đường aspartame được coi là phụ gia độc hại hơn cả mì chính/bột ngọt
Phenylalanine là một acid amin được công nhận là an toàn trong các sản phẩm thực phẩm. Tuy nhiên, khi liên kết hóa học với các hợp chất khác, phenylalanine được hấp thụ gần như ngay lập tức vào máu chứ không phải là thông qua quá trình tiêu hóa. Vì acid amin này có thể vượt qua hàng rào máu/não và hoạt động như một chất excitotoxin khi hấp thu quá nhanh, nó có khả năng xung đột với các quá trình thần kinh khác nhau. Chính vì vậy, uống nhiều nước ngọt làm tăng mức phenylalanine trong não, từ đó gây làm giảm mức serotonin khiến bạn buồn chán, dễ trầm cảm.
Trong khi đó, acid aspartic là một acid amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tự sản xuất mà không cần phải thông qua tiêu thụ thức ăn.
Methanol được gọi là “cồn gỗ” và gây độc hại cho con người nếu tiêu thụ với liều lượng lớn.
Tác hại của aspartame
Năm 2002, nhà hoạt động chống lại aspartame Mark Gold đã xem xét các kết quả độc tính của aspartame và báo cáo cho Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xem xét. Có khoảng 49 triệu chứng sau khi sử dụng aspartame, bao gồm: Đau đầu (45% tổng số người khảo sát), trầm cảm trầm trọng (25%), co giật động kinh lớn (15%) và nhầm lẫn/mất trí nhớ (29%)...
Mặc dù các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống nói rằng aspartame không có hại cho sức khỏe, thực tế, có tới 92% các nghiên cứu được tài trợ độc lập phát hiện các tác dụng phụ của aspartame.
Năm 2014, Viện Ramazzini, một trung tâm nghiên cứu về ung thư lâu năm ở châu Âu, đã nghiên cứu về aspartame và tuyên bố rằng: “Trên cơ sở những bằng chứng về những tác động gây ung thư tiềm tàng của aspartame, các cơ quan quản lý quốc tế phải coi aspartame là một vấn đề y tế công cộng khẩn cấp”.
Dưới đây là những mối nguy hiểm nghiêm trọng nhất của aspartame:
Bên cạnh đó, “bệnh Aspartame” là một thuật ngữ chưa chính thức được BS. H.J. Roberts nghĩ ra để chỉ những triệu chứng sức khỏe do tiêu thụ aspartame, bao gồm những điều sau đây (chưa phải là một danh sách đầy đủ): Đái tháo đường, đường huyết thấp, co giật động kinh, đau đầu, trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác, suy giáp, tăng huyết áp, viêm khớp, đa xơ cứng, Alzheimer, Lupus, u não, hội chứng ống cổ tay…
Bình luận của bạn