Uống nhiều nước khoáng có gas có dẫn đến sỏi thận không?

Có thật uống nước khoáng có gas thường xuyên gây ra bệnh sỏi thận?

Acid uric tăng cao: Nguy cơ gặp phải bệnh gout

Khi nào cần thực hiện chế độ ăn ít oxalate?

Nguyên nhân gây đau lưng dưới bên trái

Thận trọng với dấu hiệu đau bụng bên phải

Sỏi thận do đâu?

Sỏi thận là sự lắng đọng bất thường của các khoáng chất và muối hình thành bên trong thận. Sỏi thận chủ yếu được hình thành từ cặn calci và oxalate. Tuy nhiên, calci phosphate và acid uric cũng có thể dẫn đến sỏi.

Theo bác sĩ tiết niệu Scott D. Miller ở Atlanta (Mỹ), khi sỏi thận di chuyển qua đường tiết niệu gây tắc nghẽn ứ nước thận, có thể gây đau. Sỏi còn sót lại trong thận thường không gây đau nhưng có thể dẫn đến tổn thương thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng.

Bác sĩ Miller cho biết, cần phân biệt giữa nguyên nhân gây sỏi thận và các yếu tố nguy cơ. Trong cấu trúc của niêm mạc thận, ở những người bình thường, các tinh thể nhỏ sẽ trôi ra khỏi thận tự nhiên mà không gây ảnh hưởng. Còn ở những người bị sỏi, thường niêm mạc tiết niệu có sự dính, cho phép những tinh thể này bám vào thành thận và tiếp tục gia tăng.

Sỏi thận hình thành khi nồng độ các khoáng chất và hợp chất tạo sỏi trong nước tiểu của bạn quá cao. Chuyên gia dinh dưỡng Melanie Betz tại Chicago (Mỹ) cho biết, lượng calci trong nước tiểu cao là nguyên nhân phổ biến gây ra sỏi thận. Ăn quá nhiều muối, protein động vật hoặc đường bổ sung có thể dẫn đến hình thành sỏi thận. Lượng calci trong nước tiểu cao cũng có thể do dùng thuốc và di truyền. Ngoài ra, uống ít nước khiến nước tiểu bị cô đặc, giảm khả năng hòa tan các chất độc trong cơ thể, khiến các tinh thể trong nước tiểu dễ dàng lắng đọng tạo thành sỏi.

Những gì bạn ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến sự hình thành sỏi thận. Bác sĩ Miller cho biết, nếu có quá nhiều khoáng chất, cơ chế tự phòng ngừa ở một người bình thường sẽ làm giảm sự hình thành ngay cả những tinh thể nhỏ nhất trong nước tiểu, do đó không tạo cơ hội cho những khoáng chất này bám vào niêm mạc thận. Nhìn chung ở hầu hết mọi người, những tinh thể này sẽ bị cuốn trôi theo nước tiểu. Như vậy, ảnh hưởng của chế độ ăn uống là một yếu tố nguy cơ chứ không phải là nguyên nhân thực sự gây sỏi thận.

Uống nhiều nước khoáng có gas có gây sỏi thận không?

Nước khoáng có gas chứa các khoáng chất và nguyên tố vi lượng tự nhiên, thường là từ nguồn dưới lòng đất, điển hình là calci và magne. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, các nhà sản xuất nước khoáng không nên bổ sung thêm khoáng chất vào loại nước này.

Từ quan điểm dinh dưỡng, hai chuyên gia Miller và Betz lưu ý, nước khoáng có gas không gây sỏi thận. Quan niệm sai lầm cho rằng uống nước khoáng có gas gây sỏi thận xuất phát từ thực tế là nó chứa các khoáng chất. Tuy nhiên, những khoáng chất này xuất hiện từ nguồn tự nhiên và ở liều lượng thấp. Bác sĩ Miller cho rằng, một lượng nhỏ khoáng chất không ảnh hưởng đến sự hình thành sỏi.

Đồng quan điểm, bác sĩ Betz cho biết, nước khoáng có gas sẽ không gây hại cho sức khỏe của bạn miễn là nó không có đường bổ sung. Uống quá nhiều nước khoáng có gas có đường có thể làm tăng lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như đái tháo đường type 2.

Cách ngăn ngừa sỏi thận

Ăn uống thế nào để ngăn ngừa sỏi thận?

Ăn uống thế nào để ngăn ngừa sỏi thận?

- Uống nhiều chất lỏng: Bạn nên uống nhiều nước, chủ yếu là nước lọc. Hiệp hội Tiết niệu Mỹ khuyến nghị uống ít nhất 2,5L chất lỏng mỗi ngày.

- Hạn chế lượng natri: Thừa nhiều natri có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một người trưởng thành nên tiêu thụ dưới 2000mg natri (tương đương với dưới 5g muối) mỗi ngày.

- Ăn thực phẩm giàu calci: Calci từ nguồn thực phẩm không dẫn đến hình thành sỏi. Bác sĩ Betz khuyến nghị nên ăn ít nhất ba phần thực phẩm giàu calci trong các bữa ăn mỗi ngày.

Ăn nhiều rau và trái cây: Có thể làm giảm lượng acid trong nước tiểu và giảm nguy cơ hình thành sỏi. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

- Hạn chế protein động vật: Bệnh gout xuất hiện khi có quá nhiều acid uric tích tụ trong cơ thể, gây đau và viêm khớp. Những người mắc bệnh gout cũng có nguy cơ cao bị sỏi thận. Ngoài ra, nồng độ purine cao trong các sản phẩm từ động vật có thể kích hoạt sản xuất axit uric nhiều hơn, dẫn đến sỏi.

 
 
Nguyễn Thanh (Theo EatingWell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu