Chế độ ăn cân bằng kết hợp uống đủ nước hỗ trợ giảm nguy cơ sỏi thận
Thận trọng với dấu hiệu đau bụng bên phải
Ngăn ngừa suy thận do sỏi thận
5 nguyên nhân gây bệnh thận ở phụ nữ sau tuổi 30
Lối sống giúp tăng cường sức khỏe thận trong mùa Hè
Nguyên nhân gây sỏi thận
Sau quá trình lọc máu tại các ống thận, thận sẽ bài tiết chất thải ra ngoài qua nước tiểu. Sỏi thận có thể hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ các chất khoáng kể trên trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
Tùy thuộc vào đặc điểm và kích thước, sỏi có thể tự đào thải khi bạn tiểu tiện, hoặc gây đau đớn nghiêm trọng cho người bệnh. Một số đối tượng có nguy cơ sỏi thận phải kể đến: Người có tiền sử gia đình, người béo phì, đái tháo đường, mắc các bệnh thận khác, mất nước nghiêm trọng hoặc có chế độ ăn uống kém lành mạnh.
Sỏi thận thường được cấu tạo từ các chất như calci, oxalate, urate, cystine, xanthine và phosphate. Mỗi loại sỏi thận có nguyên nhân hình thành và phương pháp điều trị khác nhau. Phổ biến nhất là sỏi calci oxalate, chiếm khoảng 80% các ca bệnh. Đứng thứ hai là sỏi urat do acid uric, hình thành khi nước tiểu có nồng độ acid cao. Vì vậy, những thực phẩm, đồ uống mà bạn sử dụng hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng thận cũng như nguy cơ hình thành sỏi.
Chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa sỏi thận
Khuyến cáo chung để phòng ngừa đa số các loại sỏi thận là uống nhiều nước và ăn giảm mặn. Người đang bị sỏi thận cần chủ động thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn, can thiệp kịp thời.
Dưới đây là một số bí quyết hỗ trợ bạn giảm nguy cơ hình thành sỏi calci oxalate – dạng sỏi thận phổ biến nhất:
Uống nhiều nước
Trụ cột quan trọng trong phòng ngừa sỏi thận là cung cấp đủ nước cho cơ thể, giúp làm loãng nước tiểu, giảm nồng độ calci, oxalate và acid uric trong máu. Bên cạnh đó, uống đủ nước cũng hỗ trợ đào thải sỏi đã hình thành (kích thước nhỏ) ra khỏi đường tiểu nếu.
Màu sắc nước tiểu màu vàng rơm nhạt là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đã uống đủ nước. Không thể thay thế nước lọc bằng nước có gas, cà phê hay trà.
Cắt giảm muối trong chế độ ăn
Thói quen ăn mặn làm tăng nguy cơ sỏi thận do tinh thể natri khiến nước tiểu dễ hình thành sỏi. Để chủ động phòng ngừa bệnh lý này, bạn không nên dùng quá 2000mg natri mỗi ngày. Liều lượng này thấp hơn khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới là 2300mg, tương đương 1 thìa cà phê muối ăn. Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh chứa nhiều muối; Ưu tiên nấu ăn với thực phẩm tươi.
Ăn nhiều chất xơ
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp bạn bài tiết chất thải rắn hiệu quả hơn, giảm nguy cơ tích tụ chất độc trong cơ thể cũng như củng cố hệ trao đổi chất khỏe mạnh. Rau củ, trái cây là nguồn carbohydrate phức tạp giàu chất xơ nên có trong bữa ăn hàng ngày.
Cắt giảm protein
Protein hay chất đạm là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên, chế độ ăn quá giàu đạm lại phản tác dụng, làm tăng nguy cơ sỏi thận. Mỗi ngày, cơ thể bạn chỉ có thể chuyển hóa một lượng protein nhất định, nếu dư thừa sẽ làm tăng phospho, calci và acid uric trong nước tiểu. Đây là những khoáng chất dễ hình thành sỏi.
Người ăn kiêng theo chế độ Keto, Atkins (ăn kiêng ưu tiên thịt) hoặc người mắc bệnh lý thận nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung protein hợp lý.
Hạn chế ăn nhiều thực phẩm giàu oxalate
Oxalate là hợp chất hữu cơ có trong nhiều loại rau củ vốn giàu dinh dưỡng như: Củ dền, chocolate, rau chân vịt, quả khế, các loại hạt hạch… Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn quá nhiều oxalate kết hợp thói quen uống ít nước có thể gây ra sỏi thận. Nguyên nhân là oxalate tồn tại ở hệ tiêu hóa trong thời gian dài, ở nồng độ cao có thể hình thành tinh thể sỏi.
Bổ sung calci hợp lý
Chế độ ăn với lượng calci phù hợp không làm tăng nguy cơ sỏi thận như nhiều người nghĩ. Calci trong thực phẩm sẽ gắn vào oxalate trong dạ dày, sau đó cùng được đào thải ra ngoài qua phân. Nếu bạn không cung cấp đủ calci cho cơ thể, oxalate sẽ được hấp thụ qua ruột và đi vào máu, tăng gánh nặng cho thận và dẫn tới hình thành sỏi calci oxalate.
Bình luận của bạn