Acid uric tăng cao: Nguy cơ gặp phải bệnh gout

Acid uric tăng cao có thể dẫn đến tình trạng viêm khớp, sưng nóng đỏ đau do gout

Chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường có bệnh nền gout

Làm thế nào để kiểm soát nồng độ acid uric ở người bệnh gout?

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout và giải pháp phòng ngừa

Biến chứng nổi hạt tophi ở người bệnh gout

Acid uric máu tăng cao có nguy hiểm không?

Acid uricsản phẩm của quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể. Acid uric được sản sinh ra sẽ đi tới thận và thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, khi thận không đào thải kịp sẽ dẫn đến tích tụ trong cơ thể và hình thành các tinh thể muối sắc nhọn, gọi là urat. Các tinh thể này có thể lắng đọng tại các cơ quan trong cơ thể và làm ảnh hưởng đến chức năng của chúng. Cụ thể như sau:

Tinh thể urat lắng đọng tại khớp

Sự xuất hiện của các tinh thể urat tại khớp sẽ gây viêm khớp. Triệu chứng điểm hình là sưng tấy, nóng đỏ tại khớp. Vị trí khớp thường gặp là khớp ngón chân cái. Sau đó, các cơn đau có thể lan ra các vị trí khớp khác như mu bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay…

Tinh thể urat lắng đọng tại thận

Nước tiểu quá bão hòa acid uric tạo sỏi thận urat

Nước tiểu quá bão hòa acid uric tạo sỏi thận urat

Sỏi urat tại thận gây đau thắt lưng hoặc đau một bên lưng. Cơn đau mức độ nặng có thể khiến người bệnh sốt, ớn lạnh, buồn nôn hoặc nôn mửa. Một vài trường hợp thấy máu trong nước tiểu, thiểu niệu, vô niệu hoặc tiểu buốt. Sỏi urat có thể gặp ở 10-25% người bệnh bị gout.

Ngoài ra, tăng acid uric không được can thiệp kịp thời có thể làm tổn thương khớp, dây chằng và làm tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường…

Nguyên nhân nào gây tăng acid uric?

Nguyên nhân gây tăng acid uric máu gồm:

- Do tác nhân di truyền: Tuy hiếm gặp nhưng tình trạng này có thể xảy ra ở người bị thiếu các gene, enzyme… có chức năng loại bỏ acid uric.

- Do giảm bài tiết acid uric qua nước tiểu: Thường gặp ở người có bệnh thận mạn tính hoặc người đang dùng thuốc lợi tiểu.

- Do ăn thực phẩm chứa lượng hàm lượng purin cao: Có thể kể đến thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường, đồ uống có cồn như bia, rượu.

Biện pháp kiểm soát acid uric lâu dài, phòng ngừa bệnh gout tái phát

 

Để ngăn ngừa tăng acid uric, người bệnh gout phải tuân thủ phác đồ điều trị và tư vấn của bác sĩ về lối sống, chế độ dinh dưỡng, tập luyện… Bên cạnh đó, phương pháp đang được các chuyên gia khuyên dùng hiện nay là kết hợp sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên. Nổi bật trong số các thảo dược giúp cải thiện bệnh gout hiện nay là trạch tả.

Cây trạch tả là thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout an toàn và hiệu quả, được nghiên cứu tại trường Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc chứng minh có tác dụng tăng cường chuyển hóa, lợi tiểu, hỗ trợ đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

Khi kết hợp trạch tả với những thảo dược như nhàu, thổ phục linh, hoàng bá, ba kích… sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh gout hiệu quả hơn, đồng thời tác động vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh là rối loạn chuyển hóa, chức năng thận suy giảm. Nhờ vậy, khi người bệnh sử dụng sản phẩm có chứa thành phần chính trạch tả sẽ giúp đào thải acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa bệnh gout tiến triển.

Để nâng cao hiệu quả kiểm soát acid uric tại nhà, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là cây trạch tả với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Trang Vũ

 

TPBVSK Hoàng Thống Phong - Hỗ trợ cho những người bị gout

Tiếp thị bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169

Số XNQC: 02493/2019/ATTP-XNQC

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp