Khi nào cần thực hiện chế độ ăn ít oxalate?

Ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng oxalate cao làm tăng nguy cơ sỏi thận

Acid uric tăng cao: Nguy cơ gặp phải bệnh gout

Gợi ý thực phẩm và đồ uống giúp giảm nguy cơ sỏi thận

Ngăn ngừa suy thận do sỏi thận

6 điều nên làm để ngăn ngừa sỏi thận

Oxalate và nguy cơ sỏi thận

Oxalate có trong nhiều thực phẩm, đặc biệt là những loại rau củ, quả hạch vốn được coi là lành mạnh. Sau khi tiêu thụ, oxalate có thể liên kết với các khoáng chất khác và được thải trừ qua phân hoặc nước tiểu. Vitamin C cũng có thể được chuyển hóa thành oxalate.

Tuy nhiên, ở những người nhạy cảm, chế độ ăn nhiều oxalate có liên quan đến việc tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi tiết niệu. Tình trạng này có thể xảy ra do: Có quá nhiều oxalate trong nước tiểu, nước tiểu quá ít, hoặc oxalate gắn với calci tạo thành tinh thể.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi thận calci oxalate gồm:

- Mất nước, uống không đủ nước.

- Chế độ ăn chứa nhiều protein, oxalate, muối và đường phụ gia.

- Người béo phì.

- Người có các bệnh lý nền như bệnh Dent (một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp ảnh hưởng rối loạn hấp thu ở thận), bệnh đường tiêu hóa (viêm ruột, viêm loét đại tràng).

Cắt giảm oxalate có giúp ngăn ngừa sỏi thận?

Một người ăn uống bình thường nạp vào cơ thể khoảng 200-300mg oxalate mỗi ngày. Chế độ ăn ít oxalate thường cố gắng cắt giảm lượng oxalate chỉ còn 50-100mg/ngày.

Nồng độ oxalate trong nước tiểu cao dễ kết hợp với calci tạo thành sỏi thận

Nồng độ oxalate trong nước tiểu cao dễ kết hợp với calci tạo thành sỏi thận

Người có nguy cơ mắc sỏi thận calci oxalate được khuyến nghị kiểm soát lượng oxalate trong chế độ ăn. Tuy nhiên, chỉ thay đổi dinh dưỡng là không đủ. Thông thường, sỏi thận hình thành khi oxalate gắn với calci trong quá trình sản sinh nước tiểu tại thận. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là kết hợp thực phẩm chứa calci và oxalate trong bữa ăn. Điều này giúp oxalate và calci "liên kết" với nhau trong dạ dày và ruột trước khi đến thận, làm cho nó ít có khả năng hình thành sỏi thận trong nước tiểu.

80% các ca sỏi thận là sỏi calci oxalate, ngoài ra còn có sỏi acid uric, sỏi struvite, sỏi cystine. Để ngăn ngừa sỏi thận xuất hiện và tái phát, bạn cần trao đổi với bác sĩ, thực hiện chiến lược toàn diện từ lối sống, chế độ ăn đến tập luyện.

Một số biện pháp giúp giảm nồng độ oxalate

Người có nguy cơ hình thành sỏi thận calci oxalate có thể thực hiện các gợi ý sau để giảm nồng độ oxalate:

Uống nhiều nước

Đây là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để tránh bị sỏi thận. Uống nhiều nước giúp làm loãng nước tiểu, giảm nguy cơ tích tụ và hình thành tinh thể. Bác sĩ sẽ gợi ý lượng nước phù hợp nhất với thể trạng người bệnh thận.

Hạn chế ăn quá nhiều protein

Ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein có thể hình thành sỏi.

Giảm ăn mặn

Chế độ ăn quá nhiều muối có thể làm tăng tích tụ calci trong nước tiểu, dẫn tới hình thành sỏi.

Ăn thực phẩm giàu calci

Người có nguy cơ sỏi thận cần bổ sung lượng calci phù hợp trong chế độ ăn uống qua chế phẩm từ sữa

Người có nguy cơ sỏi thận cần bổ sung lượng calci phù hợp trong chế độ ăn uống qua chế phẩm từ sữa

Khác với suy nghĩ của nhiều người, bị sỏi thận vẫn cần ăn thực phẩm chứa calci để đảm bảo dinh dưỡng và các chức năng của cơ thể. Ăn quá nhiều hoặc quá ít calci đều dễ dẫn tới hình thành sỏi calci oxalate. Các bác sĩ đưa ra lượng calci phù hợp với thể trạng. Người bệnh nên ưu tiên ăn thực phẩm chứa calci tự nhiên như sữa và chế phẩm từ sữa, cá có xương mềm, đậu lăng...

Hạn chế bổ sung vitamin C đường uống

Người có nguy cơ suy thận nên trao đổi kỹ càng với bác sĩ trước khi bổ sung vitamin dạng thực phẩm chức năng. Quá nhiều vitamin C có thể gây ra lượng oxalate cao trong nước tiểu.

Ăn thực phẩm chứa ít oxalate

Người cần cắt giảm oxalatenên hạn chế ăn thực phẩm như: Hạt hạch, cây đại hoàng, củ cải đỏ, bột kiều mạch, cải cầu vồng, cải xoong, vỏ cam chanh, nho tím, chocolate...

Một số thực phẩm chứa ít oxalate gồm:

  • Rau củ: Măng tây, bông cải xanh, cà rốt, ngô ngọt, dưa chuột gọt vỏ, bắp cải, nấm, hành, khoai tây…
  • Trái cây: Táo, bơ, mơ, mận, đào, chuối, xoài
  • Thực phẩm giàu protein: Trứng, thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, cá, phô mai, đậu
  • Tinh bột: Gạo, diêm mạch, mì pasta, bánh mì
  • Thức uống: Cà phê, nước chanh, sữa bò, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa gạo
 
Quỳnh Trang (Theo US News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu