- Chuyên đề:
- Viêm loét dạ dày, tá tràng
Thuốc NSAIDs có nhiều tác động tiêu cực tới dạ dày
Người viêm loét dạ dày nên biết sợ mùa Thu
Viêm loét dạ dày, truỵ tim, đột quỵ vì lỡ ăn thứ này khi đói
Đầy hơi là dấu hiệu của viêm loét dạ dày tá tràng?
Mặt trái chết người của loại thuốc chống viêm nhà nào cũng dùng
Thuốc chống viêm không steroid (tiếng Anh: non-steroidal anti-inflammatory drug, viết tắt là NSAIDs) là loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm không có cấu trúc steroids. NSAIDs là thuốc giảm đau ngoại vi và không có tác dụng gây nghiện.
Thuốc NSAIDs được bán rộng rãi và không cần kê đơn với những thương hiệu quen thuộc như: Aspirin, ibuprofen, diclofenac và naproxen đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị từ lâu. Paracetamol (acetaminophen) có tác dụng chống viêm không đáng kể, nhưng lại có tác dụng hạ sốt và giảm đau rất tốt, nên đôi khi vẫn được xếp trong nhóm này.
Trong khi thuốc NSAIDs thực sự có những vai trò nhất định trong giảm đau, chống viêm, hạ sốt thì chúng lại tiềm ẩn những rủi ro cho sức khỏe đường tiêu hóa, nghiêm trọng nhất là ở dạ dày, thực quản và ruột non.
Theo Ths.BS Nguyễn Ngọc Khánh chuyên ngành Phẫu thuật Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, có khoảng 15% người bị bệnh khớp cũng bị viêm loét dạ dày. Tỷ lệ này có xu hướng tăng do nhiều người sử dụng thuốc mà không hiểu về thuốc, hoặc tự ý dùng thuốc không theo hướng dẫn của bác sỹ.
Bác sỹ chuyên khoa Tiêu hóa Byron Crye - phát ngôn viên của Hiệp hội Tiêu hóa Mỹ cũng cho biết, hơn một nửa trong số tất cả các vết loét dạ dày gây chảy máu là do dùng thuốc NSAIDs. Theo đó, Aspirin là thuốc NSAIDs ức chế sự đông máu trong một thời gian dài (4 - 7 ngày) nên thường được nhiều bác sỹ khuyên dùng để ngăn ngừa cục máu đông gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Tuy nó thành công trong việc giảm huyết khối nhưng lại gây chảy máu đường tiêu hóa và viêm loét. Bất cứ ai cũng có thể phát triển một vài vết loét dạ dày sau khi dùng NSAIDs, đặc biệt là người trên 60 tuổi, hút thuốc lá, bị bệnh mạn tính hoặc có tiền sử gia đình bị viêm loét dạ dày.
Hơn nữa, Prostaglandin là những hóa chất tự nhiên có tác dụng như một chất trung gian hóa học của phản ứng viêm và cảm nhận đau. Chất này đóng vai trò chính trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tác động ăn mòn của acid. Khi người bệnh sử dụng thuốc NSAIDs, chúng sẽ ức chế hoặc làm gián đoạn việc sản xuất prostaglandin của cơ thể từ đó gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Ngoài ra một số loại thuốc NSAIDs như COX-2 tuy có khả năng kiểm soát quá trình viêm nhưng đồng thời lại ngăn chặn việc sản xuất Prostaglandin.
Viêm loét dạ dày là bệnh mạn tính thường gặp ở các nước đang phát triển và có khuynh hướng gia tăng ở Việt Nam với tỷ lệ mắc bệnh lên tới 7 - 10% dân số. Theo nhiều nghiên cứu, viêm loét dạ dày có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở nhóm người luôn chịu căng thẳng thần kinh kéo dài, có thói quen sinh hoạt bất thường, làm việc quá sức, thường xuyên thức đêm, ăn uống không khoa học, mắc các bệnh mạn tính, di truyền hoặc nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (Hp)… Viêm loét dạ dày là do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày (sự tăng tiết acid HCl, pepsine và sự chậm làm rỗng của dạ dày) và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày (chất nhầy niêm mạc dạ dày). Triệu chứng phổ biến nhất khi bị viêm loét dạ dày là mất cảm giác ngon miệng, đau bụng và nôn mửa. Đặc biệt, các cơn đau do loét dạ dày thường xuất hiện ngay sau bữa ăn, trong khi đó đau viêm loét tá tràng xuất hiện sau khi ăn vài tiếng.
Để phòng tránh cũng như điều trị/hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả, người bệnh nên: Ăn nhiều bữa trong ngày, không ăn quá no; Không hút thuốc lá/thuốc lào; Không tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc NSAIDs; Hạn chế uống cà phê, rượu, bia; Không ăn các thức ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn; Không ăn các thức ăn có vị chua như canh chua, dưa cà muối chua, các loại rau quả chua; Không uống các loại nước có gas; Không ăn các thức ăn cứng, khó tiêu; Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh; Không làm việc nặng trước và ngay sau bữa ăn; Không thức khuya; Tránh mọi căng thẳng về thể chất và tinh thần; Tích cực tập yoga, thiền hay các môn thể thao nhẹ nhàng để xả stress; Tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế để sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị dạ dày, đặc biệt là những sản phẩm có chứa cao Dạ cẩm, cao Khổ sâm nam, cao Bồ công anh nam, Meriva® (Curcuma Phospholipid), cao Tam thất nam...
Biết Tuốt H+
Gợi ý thực phẩm chức năng hỗ trợ đường tiêu hóa: Thực phẩm chức năng Bảo Vị An - Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng
Thực phẩm chức năng Bảo Vị An có thành phần: Cao Dạ cẩm, Cao Khổ sâm nam, Cao Bồ công anh nam, Meriva® (Curcuma Phospholipid), Cao Tam thất nam.
Công dụng: Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, giảm triệu chứng đau tức, nóng rát, khó chịu vùng thượng vị; Giúp giảm đau xung huyết hang vị, viêm thực quản do trào ngược và triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu; Giúp bổ tỳ, kiện vị, tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày, chảy máu và loét dạ dày, tá tràng tái phát.
XNQC: 852/2015/XNQC-ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn