Bình sữa cho bé: Nên chọn bình nhựa hay thủy tinh?

Bình sữa là sản phẩm không thể thiếu đối với các bé trong giai đoạn phát triển đầu đời

Ăn ít chất xơ khi mang thai làm chậm phát triển trí não của trẻ sơ sinh

Bệnh viện giành lại sự sống cho trẻ sơ sinh

5 lưu ý giúp giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân

Sức khỏe đường ruột của mẹ ảnh hưởng đến trẻ thế nào?

Bình sữa làm bằng chất liệu nhựa

Bình sữa làm từ nhựa có hàng loạt ưu điểm như: Bền nhẹ, không lo vỡ khi va đập, rẻ và dễ mua. Trẻ đủ lớn cũng có thể tự ôm bình sữa bằng nhựa. Vì vậy, đây vẫn là lựa chọn của nhiều cha mẹ khi tìm mua bình sữa cho con.

Mối lo ngại lớn nhất của phụ huynh với bình sữa làm từ nhựa là bisphenol A, hay BPA. Đây là hóa chất có thể thay đổi sự cân bằng hormone trong cơ thể khi sử dụng lâu dài. Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã cấm sử dụng BPA trong các bình sữa cho trẻ em từ năm 2014 đến nay.

Bình sữa làm từ nhựa cần được vệ sinh đều đặn với nước lạnh

Bình sữa làm từ nhựa cần được vệ sinh đều đặn với nước lạnh

Tuy nhiên, theo BS William Mudd – chuyên gia nhi khoa tại Cleveland Clinic, ngay cả khi không chứa BPA, bình nước, bình sữa làm từ nhựa vẫn tiềm ẩn một vài nguy cơ với sức khỏe của trẻ. Phụ huynh được khuyến cáo không dùng máy rửa bát hay các dụng cụ có nhiệt độ cao khi vệ sinh, làm nóng bình sữa.

Ngoài ra, chuyên gia này còn gợi ý, cha mẹ nên bảo quản sữa trong bình chứa bằng thủy tinh và chỉ đổ sang bình nhựa khi cho trẻ uống sữa. Hạn chế lắc bình nhựa để giảm nguy cơ các hạt vi nhựa khuếch tán vào sữa.

Một nhược điểm khác của bình nhựa là chúng có thể bám mùi sau một thời gian sử dụng. Nhựa cũng có thể xước, trầy, những vết lõm trên bình có thể tích tụ vi khuẩn dễ dàng.

Bình sữa làm bằng thủy tinh

Bình thủy tinh có thể sửa bằng máy rửa bát và dễ dàng tiệt trùng

Bình thủy tinh có thể sửa bằng máy rửa bát và dễ dàng tiệt trùng

Bình sữa làm bằng chất liệu thủy tinh luôn "mỏng manh" hơn nhựa, khi rơi vỡ có thể làm trẻ nhỏ lẫn người lớn bị thương. Bình thủy tinh cũng thường nặng tay hơn, gây khó khăn khi cho trẻ bú hoặc ăn uống. Bàn tay còn non nớt của trẻ cũng khó có thể tự cầm bình sữa một cách an toàn. Mang bình sữa làm bằng thủy tinh đi xa du lịch cũng cần thận trọng hơn nhiều so với bình nhựa.

Bên cạnh các bất lợi trên, bình sữa thủy tinh lại là lựa chọn thân thiện với môi trường hơn hẳn. Bình có thể vệ sinh dễ dàng với máy rửa bát, không lo ngại các hóa chất, vi nhựa thôi vào sữa.

Đặc tính chịu nhiệt của thủy tinh cho phép cha mẹ tiệt trùng bình dễ dàng hơn. Bình cũng không dễ bị xước hay móp méo do nhiệt.

Lời khuyên cho cha mẹ khi chọn mua bình sữa

Ngoài yếu tố chất liệu, cha mẹ cũng nên cân nhắc các yếu tố khác như thiết kế cầm nắm, núm mút mềm hay cứng. Ví dụ, với trẻ hay quấy khóc do đầy hơi (hội chứng Colic), bạn nên chọn loại bình có thiết kế thông hơi hợp lý, chống sặc, hạn chế tình trạng trẻ nuốt không khí vào bụng.

Nếu bé còn bú sữa mẹ, bình sữa thủy tinh là lựa chọn hợp lý hơn, giúp sữa không bị oxy hóa và giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng. Hãy lựa chọn bình nhựa trong trường hợp bạn phải đưa trẻ di chuyển nhiều và cần mang theo bình sữa đi xa.

Phụ huynh không cần lo lắng quá mức về lựa chọn chất liệu bình sữa hay những nguy cơ nhỏ có thể xảy ra. Miễn là bình sữa có giá hợp lý, được dùng đúng cách và phù hợp với nhu cầu của gia đình, bạn có thể sử dụng chúng để nuôi dưỡng trẻ trong những năm đầu đời. 

 
Quỳnh Trang (Theo New Folks)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ