- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Giảm tình trạng trẻ sơ sinh nhẹ cân là thách thức với nhiều quốc gia trên thế giới
Nguy cơ sinh non liên quan đến hóa chất làm dẻo phthalate
Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm?
Có thể mang thai sau phẫu thuật u xơ tử cung hay không?
Uống rượu khi đang mang thai, khuôn mặt thai nhi có thể bị thay đổi
Trẻ chào đời với cân nặng dưới 2,5kg được coi là nhẹ cân. Trọng lượng của trẻ sơ sinh chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như sức khỏe của mẹ, tuổi tác, dinh dưỡng khi mang thai.
Thai nhi nhẹ cân dễ gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sự phát triển trong tương lai. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nguy cơ tử vong ở nhóm trẻ này cao gấp 20 lần trẻ sinh đủ cân.
Theo thống kê, tỷ lệ trẻ đẻ non, nhẹ cân chiếm khoảng 19% trong mô hình bệnh tật của trẻ sơ sinh tại Việt Nam. Trên toàn thế giới, ước tính tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân chiếm khoảng 15-20% số trẻ ra đời, tương đương 20 triệu ca mỗi năm.
Để đi tìm nguyên nhân và những hành động cần thiết nhằm giải quyết tình trạng này, Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe và Phúc lợi Dân cư Quốc gia (Vương quốc Anh) cùng Đại học Swansea tiến hành nghiên cứu về nguy cơ sinh con nhẹ cân. Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ gần 700.000 trẻ ra đời tại xứ Wales trong vòng 20 năm (1998-2018).
Sau khi phân tích, nhóm nghiên cứu phát hiện, những thai phụ có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao nhất gồm:
- Thai phụ mang đa thai (sinh đôi, sinh ba…).
- Bà bầu mang thai cách lần sinh trước không đến một năm.
- Thai phụ gặp vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần: Đái tháo đường, thiếu máu, trầm cảm, mắc bệnh tâm lý, rối loạn lo âu, sử dụng thuốc chống trầm cảm trong quá trình mang thai.
Một số yếu tố nguy cơ khác:
- Hút thuốc lá.
- Nhập viện do các vấn đề về đồ uống có cồn.
- Nghiện chất kích thích.
- Có dấu hiệu bị bạo lực gia đình.
- Mang thai ở tuổi ngoài 35, đồng thời sống ở khu vực khó khăn, thiếu thốn.
5 yếu tố quan trọng nhất cần giải quyết để giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân gồm:
- Chăm sóc kịp thời khi mang đa thai, đặc biệt khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ (thụ tinh trong ống nghiệm).
- Giải quyết những nguyên nhân liên quan tới nguy cơ sinh non.
- Cải thiện sức khỏe của người mẹ trong thai kỳ: Bỏ thuốc lá, giải quyết tình trạng nghiện chất (rượu, chất kích thích), đầu tư vào chăm sóc sức khỏe tinh thần.
- Điều trị bệnh lý nền như đái tháo đường, thiếu máu.
- Tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình. Sinh con và mang thai liên tục với khoảng cách thời gian quá ngắn sẽ làm tăng nguy cơ thiếu cân ở cả mẹ và thai nhi, nhất là ở những khu vực khó khăn.
Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu kết luận: Để giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân, các biện pháp cần tập trung vào cải thiện sức khỏe của thai phụ, giảm tỷ lệ sinh non, nâng cao nhận thức về khoảng cách giữa những lần sinh nở và cung cấp đầy đủ hỗ trợ cho sức khỏe tinh thần và an sinh của thai phụ.
Bình luận của bạn