Đến năm 2050, ước tính 20% dân số thế giới sẽ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm do các loại đồ nhựa
Hóa chất trong đồ nhựa có thể gây đái tháo đường, tăng huyết áp
Gan nhiễm mỡ vì đồ nhựa chứa BPA
Tăng nguy cơ hen phế quản ở trẻ do dùng đồ nhựa
Chất BPA trong đồ nhựa gây vô sinh
Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế sử dụng các loại đồ nhựa gây hại cho sức khỏe:
Sử dụng các loại túi có thể tái sử dụng
Dù các loại túi nhựa vẫn được người dân tái sử dụng, đa phần chúng sẽ được tập trung tại các hố chôn rác, vô tình gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Chưa kể các loại túi nhựa, túi nilon tích tụ trong các rãnh nước và hệ thống thoát nước có thể đổ trực tiếp ra biển, chặn ánh mặt trời khỏi các loài tảo và sinh vật phù du, gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái biển.
Các loại túi nhựa, túi nilon có thể gây hại tới môi trường
Sử dụng chai nước có thể tái sử dụng
Nhiều chai nước nhựa có chứa các hóa chất gây hại cho con người, điển hình là bisphenol A (BPA) và polyethylene terephthalate (PET). Các chất này có thể thay đổi sự cân bằng hormone trong cơ thể khi sử dụng lâu dài. Tốt hơn hết, bạn nên dùng các loại chai nước tái sử dụng không chứa BPA hay PET.
Hạn chế dùng ống hút
Trong quá trình dọn dẹp bãi biển của Quỹ Surfrider (Mỹ), loại rác thải được thu gom nhiều thứ 5 là các loại ống hút nhựa. Loại rác thải này khi thải ra môi trường có thể gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng tới các loại sinh vật biển (đặc biệt là rùa và một số loài chim).
Mua đồ với số lượng lớn
Theo báo cáo năm 2012 của Đại học Portland (Mỹ), việc mua hàng với số lượng lớn có thể giảm thiểu lượng túi nhựa sử dụng tới hàng trăm triệu chiếc. Đồng thời, người tiêu dùng cũng có thể tiết kiệm 89% so với việc mua thực phẩm với số lượng ít hơn (tốn nhiều chi phí nguyên vật liệu làm bao bì, chi phí phân phối).
Mua đồ số lượng lớn giúp giảm thiểu lượng túi nhựa, túi nilon tiêu thụ
Hạn chế các sản phẩm mỹ phẩm có hạt vi nhựa
Các hạt vi nhựa trong một số sản phẩm mỹ phẩm được cho là có thể hút các chất độc, giúp loại bỏ các bụi bẩn bám trên da, tóc hay răng. Tuy nhiên, một khi xả thải ra môi trường, các sinh vật (đặc biệt là sinh vật biển) có thể nhầm chúng với thức ăn. Bạn có tưởng tượng được các loài cá ăn chúng, sau đó chúng ta lại ăn những con cá này?
Tốt hơn hết, bạn nên hạn chế sử dụng các loại kem đánh răng, kem tẩy da chết, xà phòng… có thành phần "polyethylene" hoặc "polypropylene" (các loại hạt vi nhựa).
Hạn chế các sản phẩm sử dụng xốp EPS
Xốp EPS là một vật liệu nhẹ giúp giữ nhiệt, thường được dùng để lót ly cà phê hay bảo vệ các đồ vật khi vận chuyển. Tuy nhiên, loại xốp này hầu như không thể tái sử dụng và rất khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường.
Xốp EPS cũng có thể gây hại khi bạn sử dụng để đựng các loại đồ ăn nóng, do EPS được dự đoán là chất gây ung thư tiềm năng. Tốt hơn hết, bạn nên tự sử dụng các hộp đựng thức ăn, giá đỡ cà phê… từ các nguyên liệu hữu cơ an toàn với môi trường.
Hạn chế đồ nhựa dùng một lần
Ước tính mỗi năm có khoảng 40 tỷ đồ nhựa dùng một lần (dao, dĩa, bát đũa...) được sản xuất, và hầu hết các đồ vật này đều không thể tái chế.
Tốt hơn hết, bạn nên sử dụng sản phẩm từ gỗ, các vật liệu có thể phân hủy khác, hoặc tự mang đồ dùng cá nhân theo người.
Các lựa chọn tốt hơn cho môi trường
Hãy tự nghĩ lại xem bạn đã sử dụng bao nhiêu loại đồ nhựa? Từ các loại túi nhựa, chai nước đến các loại ống hút? Sau đó, hãy nhìn lại quanh nhà để xem bạn có thể thay đổi gì từ thói quen sử dụng đồ nhựa hàng ngày.
Từ việc tự mang các túi đựng tái chế, chọn sử dụng diêm thay vì các loại bật lửa bằng nhựa hay chọn mua các loại thực ăn đựng trong bình thủy tinh thay vì hộp nhựa… đều có thể góp phần giảm thiểu các chất thải nhựa gây ô nhiễm môi trường.
Bình luận của bạn