Ăn ít chất xơ khi mang thai làm chậm phát triển trí não của trẻ sơ sinh

Vì sao chất xơ rất quan trọng với mẹ bầu?

Các loại vitamin thiết yếu giúp gan khỏe mạnh

4 bí quyết giúp khỏe mạnh khi về già

5 chất dinh dưỡng hàng đầu giúp cải thiện sương mù não

Người bị viêm ruột nên lựa chọn rau củ nào?

Trước đây đã có các nghiên cứu trên động vật cho thấy chế độ ăn ít chất xơ trong thời kỳ mang thai làm suy giảm chức năng thần kinh não ở con non. Gần đây, một nghiên cứu đã tìm thấy những tác động tương tự ở người.

Nhà nghiên cứu Kunio Miyake (Đại học Yamanashi, Nhật Bản và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu đăng trên tạp chí Frontiers in Nutrition) cho biết: "Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã cung cấp bằng chứng để củng cố thêm rằng tình trạng thiếu dinh dưỡng khi mang thai có liên quan đến việc tăng nguy cơ chậm phát triển thần kinh ở trẻ em".

Miyake và nhóm nghiên cứu đã phân tích hơn 76.000 cặp mẹ con từ chương trình nghiên cứu the Japan Environment and Children’s Study (bắt đầu từ năm 2011). Các nhà khoa học đã thu thập thông tin về chế độ ăn uống của những người tham gia bằng cách sử dụng bảng câu hỏi về tần suất ăn thực phẩm. Trong đó, các bà mẹ được hỏi về chế độ ăn uống của họ trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ.

Sự phát triển của trẻ em được đánh giá thông qua bảng câu hỏi khác gửi cho cha mẹ chúng khi trẻ lên 3 tuổi. Dựa trên phản hồi của cha mẹ, các nhà khoa học đã liên hệ lượng chất xơ mà người mẹ hấp thụ với sự phát triển trí não của trẻ.

Nhóm tác giả nhận thấy nguồn cung cấp dinh dưỡng của người mẹ thiếu chất xơ sẽ ảnh hưởng đến các kỹ năng xã hội, giao tiếp và giải quyết vấn đề của trẻ. Bên cạnh đó còn liên quan đến việc trẻ chậm phát triển khả năng vận động và phối hợp. Miyake cho biết: “Kết quả của chúng tôi cho thấy hướng dẫn dinh dưỡng cho các bà mẹ mang thai là rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe trong tương lai cho con của họ".

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng tồn tại một số hạn chế nhất định như: Mặc dù đã xem xét tác động của việc bổ sung acid folic trong thời kỳ mang thai, nhưng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng các chất dinh dưỡng khác cũng có tác động; Cũng không thể điều tra lượng chất xơ mà các bà mẹ nhận từ chất bổ sung.

 

Với sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, năm 2011, một nhóm các nhà nghiên cứu đã thực hiện một chương trình nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc với tên gọi the Japan Environment and Children’s Study (Nghiên cứu môi trường và trẻ em Nhật Bản, gọi tắt là JECS). Chương trình nghiên cứu đặt ra mục tiêu tổng thể là làm sáng tỏ các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ em, nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách thiết kế chiến lược quản lý rủi ro hóa chất tốt hơn.

 
Nguyễn Thanh (Theo News 18)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ