Vì sao trẻ sơ sinh bị da khô, bong tróc?

Trẻ ngay sau khi chào đời thường có làn da khô, bong tróc

6 lưu ý khi trị mụn cho người có làn da khô

6 loại mặt nạ dành cho da khô trong mùa Hè

Infographic: 7 thực phẩm tốt nhất cho da luôn khỏe đẹp, rạng ngời

6 loại dầu dưỡng giúp da luôn mềm mại và mịn màng

Trẻ sơ sinh bị da khô, bong tróc là kết quả tự nhiên của thai kỳ. Các yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến khả năng da bị khô, bong tróc ở trẻ sơ sinh:

Vernix caseosa

Đây là một “lớp áo sinh học” dày dặn, có chức năng bảo vệ da của các bé khỏi nước ối. Sau khi chào đời, lớp áo này không còn, làn da mỏng manh của trẻ chưa thể thích ứng ngay được sự thay đổi từ môi trường bên ngoài.

Vernix bắt đầu hình thành vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Sau khi chào đời, lớp áo này không còn, làn da mỏng manh của trẻ chưa thể thích ứng ngay được sự thay đổi từ môi trường bên ngoài. Từ đó dẫn đến da bị khô, bong tróc trong khoảng thời gian từ 1 - 3 tuần.

Nếu không loại bỏ vernix ngay sau khi sinh, loại màng sinh học tự nhiên này cũng có thể giúp làn da của bé thích ứng với môi trường bên ngoài tử cung dễ hơn.

Sinh đủ tháng

Mức độ da khô, bong tróc sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi thai của bé khi sinh. Em bé sinh non hoặc sinh trước 40 tuần có khả năng bị da khô, bong tróc ít hơn so với các bé sinh đủ tháng hoặc sinh sau 40 tuần.

Bởi lẽ, các bé được ở trong bụng mẹ lâu hơn thường có ít vernix hơn khi chào đời, có nghĩa là da của chúng phải tiếp xúc nhiều với nước ối hơn. Điều này có thể dẫn đến việc da khô, bong tróc nhiều hơn.

Các nguyên nhân khác

Một số tình trạng về da khác có thể khiến da trẻ bị khô, bong tróc bao gồm:

- Viêm da dị ứng hoặc các loại eczema

- Bệnh vẩy nến

- Bệnh vẩy cá (Ichthyosis)

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ