Viêm mạn tính là gì và ngăn ngừa viêm mạn tính như thế nào?

Các vấn đề tiêu hóa đôi khi có thể là một triệu chứng của viêm mạn tính

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến tình trạng viêm mạn tính của cơ thể không?

7 thực phẩm gây viêm mạn tính cho cơ thể

5 nguồn gây viêm chủ yếu và cách khắc phục

20 phút tập thể dục = 1 liều thuốc chống viêm

Viêm mạn tính khác gì viêm cấp tính

Viêm là phản ứng của hệ miễn dịch với các tác nhân gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, phản ứng viêm kéo dài (viêm mạn tính) có thể gây một số bệnh mạn tính nguy hiểm. Viêm cấp tính là phản ứng bình thường của cơ thể khi chúng ta bị thương. Viêm cấp tính thường xảy ra trong thời gian ngắn. Bạn sẽ nhận thấy đáp ứng viêm của cơ thể nếu bạn đã từng bị sốt, bị sưng đau họng hoặc có một vết thương hở bị nhiễm trùng và trở nên nóng, đỏ, đau khi chạm vào. Tình trạng viêm cấp tính sẽ giảm và biến mất khi tình trạng nhiễm trùng đã khỏi. 

Viêm mạn tính xảy ra khi bạn gặp chấn thương

Viêm mạn tính xảy ra khi phản ứng viêm kéo dài và tấn công các mô khỏe mạnh. Các căn bệnh như viêm khớp, lupus, dị ứng, hen suyễn, IBS, bệnh Crohn, bệnh tim mạchung thư... đều có liên quan đến viêm mạn tính. Nguyên nhân viêm mạn tính trong cơ thể là chế độ ăn uống không lành mạnh, thừa cân, lười tập thể dục, căng thẳng, hút thuốc lá và uống rượu. 

Làm thế nào để biết mình có bị viêm mãn tính hay không?

Viêm mạn tính thường khó phát hiện hơn viêm cấp tính. Tuy nhiên, nếu bạn có các dấu hiệu như: Thừa cân (đặc biệt là quanh bụng), tăng huyết áp, các vấn đề tiêu hóa, mệt mỏi mạn tính, dị ứng, trầm cảm, mụn trứng cá, đau khớp không rõ nguyên nhân thì hãy đến gặp bác sỹ để được xét nghiệm máu. Bác sỹ sẽ cho bạn xét nghiệm tốc độ máu lắng (ERS), định lượng CRP và xét nghiệm đo độ nhớt của máu (PV) để đánh giá tình trạng viêm trong cơ thể. 

Xét nghiệm tốc độ máu lắng giúp phát hiện phản ứng viêm trong cơ thể

Làm sao để ngăn ngừa viêm mạn tính trong cơ thể?

Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân thường gặp gây viêm mạn tính. Do vậy, để giảm viêm mạn tính bạn nên giảm hoặc tránh xa các thực phẩm gây viêm như đường, ngũ cốc tinh chế, thực phẩm chế biến và thay chúng bằng rau xanh, cá và chất béo lành mạnh. 

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, bạn cũng có thể sử dụng các chất bổ sung như acid béo omega-3, curcumin để làm giảm quá trình viêm. Tuy nhiên, khi sử dụng các sản phẩm bổ sung, bạn nên tham khảo với bác sỹ hoặc chuyên gia để biết được liều lượng cần bổ sung.

Stress là một yếu tố chính gây viêm, vì vậy dành thời gian để thư giãn cũng là cách đơn giản để giảm viêm mạn tính. Thiền đã được các nhà khoa học chứng minh có thể làm giảm viêm trong cơ thể.

Thanh Tú H+ (Theo Theepochtimes)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp