- Chuyên đề:
- Viêm họng
Viêm VA biến chứng khiến trẻ chậm lớn, kém thông minh
Trẻ bị khàn giọng có nên dùng Tiêu Khiết Thanh?
Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Viêm VA ở trẻ: Sớm không trị, muộn bị gù lưng, thấp khớp
Trẻ viêm VA có nguy hiểm không?
Nhận biết trẻ bị viêm VA thế nào?
Triệu chứng viêm VA cấp thường biểu hiện trẻ sốt trên 38 độ C, có khi sốt cao 39 - 40 độ C, kèm theo co giật, quấy khóc. Trẻ bị tắc ngạt mũi, thường bị cả hai bên, trẻ phải há mồm để thở, bỏ bú, bỏ ăn, nôn trớ. Một số trẻ có thể có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn trớ, đi ngoài phân lỏng. Viêm VA thường dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm mũi xoang dị ứng.
Ngạt mũi, sốt, ho có thể là triệu chứng của viêm VA
Viêm VA có nguy hiểm không?
Viêm VA thường không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng bệnh thường tái phát và hay gây các biến chứng:
- Biến chứng ở tai là nhóm biến chứng thường gặp nhất như viêm tai giữa cấp, viêm xương chũm cấp, viêm tai thanh dịch do quá trình viêm lan vào tai thông qua lỗ vòi tai. Sau điều trị viêm VA, các dấu hiệu ho, sốt, chảy mũi có thể giảm hoặc hết nhưng viêm tai thanh dịch vẫn còn.
- Bệnh thường tiến triển âm thầm, với trẻ nhỏ khó phát hiện dấu hiệu nghe kém và trẻ không đau tai do vậy bệnh có thể bị bỏ qua làm ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ, học tập của trẻ do nghe kém. Bệnh lâu dần sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức nghe.
- Biến chứng ở mũi xoang: Gây viêm mũi xoang. Quá trình viêm ở xoang sàng cấp có thể lan vào mắt gây các biến chứng ở ổ mắt, nếu không điều trị kịp thời có thể gây mù.
- Gây viêm thanh quản, khí quản, phế quản, viêm phổi trẻ thường phải nhập viện điều trị.
- Trẻ có “bộ mặt VA”: Do rối loạn phát triển khối xương mặt và lồng ngực. Biểu hiện: Mặt dài, hàm trên vẩu, răng hàm trên mọc lởm chởm, hàm dưới hẹp, luôn hở miệng, xương ức dô ra trước, xương sườn lép, ngực không nở.
Có nên nạo VA không?
Nhiệm vụ của VA là nhận biết và định dạng các yếu tố gây bệnh xâm nhập cơ thể và giúp cơ thể sản xuất các kháng nguyên bảo vệ cơ thể, nhưng nó cũng thường xuyên bị tấn công và trở thành nơi cư trú của vi khuẩn gây bệnh. Một số người cho rằng VA có chức năng bảo vệ cơ thể và không nên nạo đi ngay cả khi nó bị viêm nặng, đây là quan niệm không chính xác.
Nạo VA không ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của cơ thể trẻ
Nạo VA không ảnh hưởng chức năng miễn dịch để bảo vệ cơ thể trẻ vì VA chỉ là một trong những cơ quan lympho ở đường hô hấp trên. Ngoài VA trẻ còn có amidan khẩu cái, amidan đáy lưỡi và amidan trên lỗ vòi nhĩ và các cơ chế bảo vệ khác của hệ thống lympho nằm dưới niêm mạc đường hô hấp trên.
Một số trường hợp cần nạo VA:
- Khi viêm VA tái phát thường xuyên lớn hơn hoặc bằng 4 lần trong năm mặc dù đã được điều trị nội khoa đầy đủ, nhưng vẫn tái đi tái lại hoặc viêm VA kéo dài trên 3 tháng đã điều trị nội khoa tích cực nhưng không hiệu quả.
- Khi viêm VA kèm theo viêm tai giữa ứ dịch, viêm tai giữa cấp tái phát, viêm tai giữa mạn thủng nhĩ và viêm xoang mạn tính.
Nạo V.A là một thủ thuật đơn giản, có thể thực hiện dưới gây mê hoặc gây tê tại chỗ, thủ thuật chỉ diễn ra trong vài phút và bệnh nhi có thể về nhà sau đó nửa giờ. Trẻ sau nạo vẫn ăn uống bình thường, không cần kiêng nói.
Phòng ngừa viêm VA thế nào?
- Cần giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ thật sạch, đặc biệt là tay, do lứa tuổi này tay trẻ hay chạm vào bất kỳ đồ vật nào trong tầm tay rồi đưa lên miệng, mũi làm vi trùng xâm nhập cơ thể.
- Giữ cho môi trường sống của trẻ luôn trong lành, sạch sẽ, không khói thuốc lá... Cha mẹ nên hạn chế đưa trẻ tới những chỗ công cộng, đông người.
- Cho trẻ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, tránh ăn uống quá nhiều vào ban đêm để hạn chế tình trạng trào ngược dịch vị từ dạ dày lên họng, vòm mũi họng gây viêm họng và viêm VA.
- Nên cho trẻ uống thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, phòng ngừa bệnh tật.
Bình luận của bạn