Việt Nam bỏ đánh số thứ tự F0, bệnh nhân COVID-19 nặng gia tăng

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 5/3

Liệu pháp miễn dịch - Bước đột phá trong chữa trị ung thư

Thủ tướng: Tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh

Chủ tịch Quốc hội: Đảng, Nhà nước luôn chia sẻ và đồng hành với ngành y tế

Thái Nguyên đăng ký bổ sung 20.894 F0, nhiều địa phương dừng cho học sinh đến trường

Trong ngày 4/3, Việt Nam phát hiện thêm 125.587 ca nhiễm COVID-19, trong đó 19 người nhập cảnh và 125.568 ca trong nước. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp số ca mắc mới tại Việt Nam vượt ngưỡng 100.000. Hôm qua, Sở Y tế Bắc Ninh đăng ký bổ sung 29.074 ca F0 và Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 18.970 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin. 

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.246 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ (3.418 ca); Thở oxy dòng cao HFNC (421 ca); Thở máy không xâm lấn (104 ca); Thở máy xâm lấn (294 ca); ECMO (9 ca).

Theo Tuổi trẻ online, trước đây, với số mắc ít ỏi như trước đợt dịch thứ 4, mỗi ca mắc đều có kèm theo mã số bệnh nhân, tiền sử đi lại, tiếp xúc... Nhưng với số mắc hằng ngày trong đợt dịch thứ 4, đặc biệt là những ngày gần đây đều rất cao, hàng trăm ngàn ca/ngày thì việc đánh số thứ tự từng ca có còn được thực hiện? Thông tin từ Bộ Y tế cho hay khi thực hiện chiến lược "zero COVID" trước đây, việc đánh số thứ tự là rất cần thiết cho hoạt động truy vết, tìm kiếm người tiếp xúc gần với người mắc để thực hiện các biện pháp ngăn chặn nguồn lây. Tuy nhiên, hiện nay thực hiện thích ứng an toàn với dịch và quản lý rủi ro, số lượng ca nhiễm là 1 trong 8 chỉ số đánh giá cấp độ dịch. Khi công bố cấp độ dịch thì yếu tố số lượng ca nhiễm là chỉ số cần thiết, nhưng là thống kê số lượng và không còn đánh số thứ tự F0.

Trước diễn biến phức tạp của dịch trên địa bàn, UBND TP.HCM yêu cầu Sở TT&TT phối hợp với Sở Y tế tăng cường truyền thông nâng cao cảnh giác, chủ động phòng chống dịch của người dân, thực hiện nghiêm 5K; Không tụ tập, không đến nơi đông người khi không cần thiết…

Theo phân loại cấp độ dịch vào ngày 4/3, toàn tỉnh Bình Phước nâng cấp độ dịch lên cấp độ 3 (vùng cam, tăng một cấp so với công bố ngày 25/2).

Để giảm tải cho các trạm y tế và giảm nguy cơ lây nhiễm khi tập trung đông người tại các trạm, Sở Y tế Bắc Ninh đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp triển khai và khuyến khích người dân tự làm test nhanh kháng nguyên SARS-COV-2. Sở Y tế xây dựng Quy trình tạm thời xác minh kết quả người dân cung cấp xét nghiệm dương tính và đối tượng F0 hoàn thành cách ly tại nhà.

Thái Bình đã ban hành kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 đợt 40 cho người lao động của các doanh nghiệp đã tiêm mũi 2. Những người từ 18 tuổi trở lên chưa được tiêm vaccine COVID-19 hay đã tiêm mũi 1; Người trên 50 tuổi hoặc mắc bệnh lý nền đã tiêm đủ 2 mũi vaccine AstraZeneca từ đủ 28 ngày trở lên và người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Vero Cell từ đủ 28 ngày trở lên đều được tổ chức tiêm cùng đợt này.

Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Sơn La vừa tiếp nhận và phẫu thuật cấp cứu thành công cho một bệnh nhi 4 tuổi mắc COVID-19 bị viêm ruột thừa cấp. Bé nhập viện trong tình trạng đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn, đau lan sang hố chậu phải. Sau phẫu thuật bệnh nhi được theo dõi hồi sức tại khu vực riêng dành cho bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi tái tạo khớp cổ tay cho nam bệnh nhân 30 tuổi, trú tại Hà Nội. Bệnh nhân đến bệnh viện khám trong tình trạng đau cổ tay, mất vững khớp cổ tay, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Ngay sau mổ, bệnh nhân có thể vận động khớp cổ tay nhẹ nhàng và chưa đầy 24h sau phẫu thuật, bệnh nhân đã có thể xuất viện.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin