Không hiểu về bệnh và các xét nghiệm nên người nhà bệnh nhân cho rằng điều dưỡng vòi vĩnh (ảnh cắt ra từ video)
Cách chức trạm trưởng trạm y tế xã đánh bạc
Bộ Y tế yêu cầu xử lý vụ trẻ tử vong tại bệnh viện
Thi viết về những tấm gương sáng ngành y tế
Bệnh viện K đình chỉ điều dưỡng trong clip vòi tiền
Giảm quá tải bệnh viện từ chính người dân
Côn đồ đánh bác sỹ, đập phá thiết bị bệnh viện
Xin nhắc lại câu chuyện clip tố điều dưỡng “vòi tiền” tại Bệnh viện K cho quý độc giả cùng hiểu: Một người bệnh phải làm Giải phẫu bệnh để chẩn đoán ung thư. Khi lấy giấy biên nhận, hẹn 1 tuần trả kết quả, người bệnh không đồng ý và muốn có kết quả nhanh hơn. Cô nhân viên nói: Nếu muốn có kết quả nhanh hơn, ra ngoài đóng thêm 200.000 đồng, 2 ngày có kết quả. Gia đình bệnh nhân lập tức bật máy quay phim, vừa la lối, bắt bẻ, vừa quay phim và sau đó tung clip đó lên mạng. Cộng đồng mạng lập tức báo với Bộ trưởng Bộ Y tế trên trang facebook cá nhân của bà và nữ điều dưỡng bị cắt hợp đồng lao động.
Sự việc được xử lý nhanh gọn, Bộ trưởng Bộ Y tế được cộng đồng khen ngợi về sự quyết đoán trong việc làm trong sạch bộ máy ngành y tế. Cộng đồng mạng và cả gia đình người bệnh thì có vẻ hả hê về quyết định nhanh chóng này.
Thế nhưng, việc gì cũng có mặt trái của nó. Dường như, giới bác sỹ đang không hài lòng với quyết định của vị “Tư lệnh ngành”. Nữ điều dưỡng trên có bị oan sai?
Trong clip chỉ phản ánh bức xúc của người bệnh
Bác sỹ Võ Xuân Sơn – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Exson, cho rằng, nếu không hiểu rõ toàn bộ câu chuyện, đặc biệt từ phía người bị tố cáo thì không nên có những quyết định vội vàng như vậy.
Có 2 vấn đề cần bàn đến trong clip này:
Xin nói trước về giải phẫu bệnh – xét nghiệm mà người bệnh phải thực hiện được đề cập đến trong clip.
Theo các chuyên gia y tế, giải phẫu bệnh là một chuyên ngành vô cùng quan trọng trong ngành y. Kết quả giải phẫu bệnh có tính chất quyết định, được coi là bằng chứng y học chính xác cuối cùng, xác nhận bệnh lý của người bệnh. Trong bệnh ung thư, giải phẫu bệnh là kết quả có giá trị quyết định nhất trong việc xác nhận ung thư, từ đó có kế hoạch điều trị. Như vậy, độ chính xác của kết quả giải phẫu bệnh có tầm quan trọng mang tính sống còn. Thế nhưng, độ chính xác của giải phẫu bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó, thời gian là một trong các yếu tố quan trọng. Theo một bác sỹ giải phẫu bệnh hàng đầu của Việt Nam, 48 giờ có thể đủ cho một quy trình cố định, xử lý mô, đọc và trả kết quả. Tuy nhiên, ở những trung tâm lớn trên thế giới, người ta thường trả kết quả giải phẫu bệnh sau 1 tuần, thậm chí là 2 tuần.
Sinh thiết lạnh là một kỹ thuật trong giải phẫu bệnh. Kỹ thuật viên sẽ đưa mô cần làm giải phẫu vào môi trường lạnh rồi xử lý, cho kết quả sau 15 phút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, độ chính xác của kỹ thuật này không cao, thường chỉ được ứng dụng trong các trường hợp cần xử lý nhanh khi mổ và thường phải chấp nhận những sai sót trong kết quả.
Để trả kết quả sớm hơn, có một số trung tâm dùng các biện pháp làm nóng mô, lắc… có thể có kết quả sau 24 giờ. Tuy nhiên, cách làm này chứa đựng nguy cơ rất cao, do làm hư ADN, không phân tích gene được, cũng như không thể sử dụng hóa mô miễn dịch để chẩn đoán, từ đó làm giảm độ chính xác của kết quả.
Ngoài ra, một trong các yếu tố quyết định độ chính xác của kết quả giải phẫu bệnh là khả năng, trình độ của người đọc kết quả. Chính vì vậy mà một số phẫu thuật viên yêu cầu kết quả phải do đích danh bác sỹ nào đó đọc. Đối với một số ca mà phẫu thuật viên nhận định là khó, thường kết quả xét nghiệm sẽ được lấy từ 2 cơ sở. Nếu kết quả không khớp, bác sỹ sẽ được yêu cầu hội chẩn, không được nữa phải làm lại. Vì vậy, các phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh chính quy thường lưu bệnh phẩm vài tháng dù đã có hội chẩn.
Các xét nghiệm giải phẫu bệnh cần ít nhất 48 giờ để có kết quả chính xác, với điều kiện bác sỹ đọc kết quả là người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề
Tại sao các trung tâm lớn cần đến 1 tuần hoặc 2 tuần để trả kết quả, trong khi 48 giờ là đã đủ để cho kết quả chính xác? Đó là thời gian để các bác sỹ giải phẫu bệnh xem lại, đối chiếu, nếu cần thiết phải hội chẩn với nhiều bác sỹ chuyên khoa khác. Ở những trung tâm lớn, có hàng trăm bệnh phẩm một ngày, trong khi có những bệnh khó, các bác sỹ phải mất rất nhiều thời gian để đọc. Nếu muốn nhiều bác sỹ xem để đối chiếu, nhất định thời gian phải kéo dài.
Ở những phòng đọc tư nhân, thường lượng bệnh phẩm không nhiều, nên thời gian có thể nhanh hơn. Tuy nhiên, theo chuyên gia giải phẫu bệnh lý, nếu càng tạo áp lực thời gian cho bác sỹ đọc kết quả, độ chính xác của kết quả càng giảm.
Như vậy, giá trị của kết quả giải phẫu bệnh khá khác nhau giữa 1 tuần và 2 ngày.
Vấn đề thứ 2 của clip này là nữ điều dưỡng này nói không rõ ràng, làm cho người bệnh hiểu lầm rằng ra ngoài đóng 200.000 đồng (đóng cho cô ấy, đóng chui), trong khi cô ấy muốn nói là ra ngoài làm, giá mắc hơn 200.000 đồng. Cái sai của người điều dưỡng là ở đó. Bản thân người bệnh nôn nóng, muốn tìm hiểu chính thức bệnh tình của mình nên muốn có kết quả nhanh. Người điều dưỡng thì cũng không giải thích cho bệnh nhân hiểu về giá trị của xét nghiệm mà chỉ ơi hời bảo “muốn nhanh thì đóng thêm tiền”. Như vậy, người bệnh sẽ chẳng cần tìm hiểu gì, mặc định nhân viên y tế là phải vòi vĩnh.
Nữ điều dưỡng vòi tiền đã được Bộ Y tế quyết định xử lý ngay sau khi clip tố cáo được tung lên
Ấy thế nhưng, câu hỏi đặt ra là, trong hoàn cảnh đó, người điều dưỡng có thể giải thích về ý nghĩa của xét nghiệm????
Quay trở lại câu chuyện của “điều dưỡng vòi tiền”, áp lực giờ đây đặt nặng trên vai người thầy thuốc, đặc biệt các bác sỹ, y tá và điều dưỡng tại Bệnh viện K. Chúng ta cần biết rằng, những áp lực như vậy không đáng có. Nó có thể tạo ra những sai lệch kết quả, dẫn đến thiệt hại to lớn cho người bệnh.
Và, phải chăng, những quyết định xử lý sai phạm “quyết liệt” này đang tạo tiền lệ xấu trong cộng đồng??????
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết
Bình luận của bạn