Tìm ra tác nhân gây ngộ độc sau tiệc Trung thu

Vi khuẩn Salmonella spp được tìm thấy trong mẫu bệnh phẩm của 2 trẻ ngộ độc

Những mầm bệnh dễ lây qua đường ăn uống

Cảnh giác với 6 mối nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe khi đi du lịch

Nguy cơ ngộ độc tiềm ẩn trong đặc sản "độc lạ" của mùa Hè

Mùa Hè, đề phòng các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Sáng ngày 5/10, Sở Y tế TP.HCM cho biết, đã tìm ra tác nhân gây ngộ độc sau bữa tiệc Trung thu có bánh su kem đêm 29/9 tại chung cư Palm Heights (TP. Thủ Đức).

Qua báo cáo của Trung tâm Y tế TP. Thủ Đức, ngoài những trẻ được đưa đến các bệnh viện, còn có 2 trẻ có triệu chứng sốt, đau bụng, nôn óitiêu chảy sau khi dự tiệc Trung thu tại chung cư Palm Heights đã được người nhà đưa tới khám tại một phòng khám tư.

Nhận được thông tin này, tổ công tác Sở Y tế đã đến phòng khám để tìm hiểu và xác định rõ. Bệnh nhi nam 6 tuổi có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy được chẩn đoán là viêm dạ dày ruột, nghi ngờ viêm ruột trực khuẩn. Chỉ định xét nghiệm PCR phân cho kết quả dương tính với Salmonella spp với Ct value là 28.2.

Riêng bệnh nhi nam 12 tuổi, bị đau bụng nhiều, sốt, tiêu chảy, xét nghiệm máu có bạch cầu tăng cao, CRP tăng, kết quả siêu âm bụng là viêm ruột, xét nghiệm PCR phân cũng cho kết quả dương tính với Salmonella spp. Hiện nay, sức khỏe của 02 trẻ đã phục hồi tốt.

Vi khuẩn Salmonella spp có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em hoặc người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch kém. Mới đây, theo kết quả từ Viện Pasteur Nha Trang, Salmonella spp cũng là nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm cho 150 người sau khi ăn bánh mì Phượng (ở TP. Hội An, Quảng Nam).

Bánh su kem là món tráng miệng gồm có hai phần: Vỏ bánh được nướng phồng và nhân kem trứng (custard) ngọt mát bên trong. Vỏ bánh làm từ bột mì, trứng, bơ, đường. Nguyên liệu cơ bản để làm nhân kem trứng gồm lòng đỏ trứng, sữa, bơ, đường, hương vanilla và bột ngô.

Trả lời phỏng vấn trên Vietnamnet, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên Giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội phân tích, bánh su kem sau khi được bơm nhân kem vào trong vỏ sẽ được xếp vào khay/hộp để bảo quản chờ bán mà không cần nướng hay thanh trùng lại. Đây là cơ hội cho vi sinh vật xâm nhập, phát triển và sinh ra độc tố trong bánh. Không chỉ riêng bánh su kem, những thực phẩm tươi có hạn sử dụng ngắn tốt nhất là ăn ngay, bảo quản với số lượng ít. PGS.TS khuyến cáo, các nhà sản xuất cần thông báo rõ thời hạn sử dụng và cách thức bảo quản cho người tiêu dùng.

 

Liên quan tới vụ ngộ độc phức tạp này, trong cuộc họp khẩn của Sở Y tế TP.HCM ngày 4/10, các chuyên gia đã nhận định, khả năng cao thực phẩm gây ra ngộ độc là bánh su kem nhiễm khuẩn. Lý do là một số người không tham gia, không ăn bánh su kem trong tiệc Trung thu ở chung cư này, cũng bị ngộ độc. Họ đều ăn bánh su kem mua cùng cửa hàng và nhãn hiệu.

Đến nay cơ quan chức năng ghi nhận khoảng 50 người bị ngộ độc sau ăn bánh su kem. Riêng bé gái 6 tuổi là con của một nhân viên phục vụ tại chung cư, có biểu hiện nôn ói, tiêu chảy, diễn tiến nặng và đã tử vong. 3 người thân của em cũng có triệu chứng đau bụng, nôn, mệt mỏi, hiện đang được theo dõi tại BVĐK Cà Mau.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn