Những mầm bệnh dễ lây qua đường ăn uống

Người ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn dễ gặp triệu chứng ngộ độc, nhiễm trùng tiêu hóa

Quảng Nam: Lại ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc liên quan món cá ủ chua

Podcast: Cảnh báo ngộ độc rượu chứa methanol

Cảnh giác với 6 mối nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe khi đi du lịch

Nguy cơ ngộ độc tiềm ẩn trong đặc sản "độc lạ" của mùa Hè

Listeria

Vi khuẩn Listeria monocytogenes có nhiều trong tự nhiên, trong đất, phân súc vật, nên dễ nhiễm vào sữa và rau. Vi khuẩn này phát triển tốt ở nhiệt độ 1 – 45 độ C, thậm chí có thể tồn tại dài ngày trong thực phẩm sống bảo quản đông lạnh. Tuy nhiên, vi khuẩn dễ bị diệt ở nhiệt độ trên 60 độ hoặc khi tiếp xúc với những hóa chất khử trùng ở nồng độ thông thường.

Triệu chứng khi nhiễm khuẩn listeria (còn gọi là listeriosis) nhẹ thì gây sốt, đau cơ, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Tuy nhiên, bệnh còn có thể xâm nhập vào máu gây tình trạng nhiễm trùng máu hoặc lan sang cả hệ thần kinh trung ương và não bộ gây viêm màng não. 

Theo TS Julie Parsonnet – chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Stanford (Mỹ), phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao, do vi khuẩn có thể đi theo đường máu vào nhau thai, dễ gây sảy thai. Bất kỳ thực phẩm tươi sống nào có nguồn gốc động vật đều có nguy cơ ô nhiễm vi khuẩn: Các sản phẩm của sữa không được bảo quản lạnh thích hợp, pho mát mềm; Pate, thịt tươi sống hoặc thịt đông lạnh, gà vịt, rau quả tươi, tôm, cua…

Salmonella

Thịt gia cầm và trứng sống dễ nhiễm khuẩn salmonella

Thịt gia cầm và trứng sống dễ nhiễm khuẩn salmonella

Vi khuẩn Salmonella là nguyên nhân của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong. Dấu hiệu khởi phát gồm sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy… Bệnh nhân nếu không được bù điện giải và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng.

Salmonella thường có trong thịt gia súc, gia cầm, trứng sống. Các sản phẩm từ sữa, trái cây và rau lá xanh cũng có thể bị nhiễm khuẩn này. Bạn có thể phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do salmonella bằng cách nấu chín thức ăn; Không để đồ ăn nhiễm khuẩn chéo (dùng chung dụng cụ chế biến đồ sống – chín).

E.coli (Escherichia coli)

E. coli thường gây bệnh đường ruột như tiêu chảy, đau bụng, sốt hoặc ngộ độc thức ăn

E. coli thường gây bệnh đường ruột như tiêu chảy, đau bụng, sốt hoặc ngộ độc thức ăn

E.coli là tên gọi của một nhóm vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa của con người và động vật. Tuy đa phần lành tính, có một vài chủng E.coli gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm với các vấn đề nghiêm trọng với đường tiêu hóa. Vi khuẩn được truyền sang người chủ yếu thông qua việc tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm như các sản phẩm thịt xay sống hoặc nấu chưa chín, sữa tươi, rau sống và rau mầm bị ô nhiễm…

Nhiễm khuẩn E.coli gây hại có thể dẫn tới triệu chứng đau quặn bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, sốt. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn đối mặt với hội chứng tan máu tăng urê huyết (HUS).

Đề phòng bệnh do nhiễm khuẩn E.coli, bạn nên thận trọng khi sử dụng thịt xay sống để làm các món thịt viên, hamburger. Nên nấu thịt chín tới tối thiểu 75 độ C để diệt các vi khuẩn có hại.

Viêm gan A

Viêm gan siêu vi A là bệnh nhiễm trùng gan cấp tính do virus viêm gan A có liên quan mật thiết tới vệ sinh cá nhân và vệ sinh thực phẩm. Con đường lây lan chủ yếu của virus viêm gan A là qua đường tiêu hóa, tức là ăn phải thức ăn hoặc sử dụng nước uống nhiễm virus.

Triệu chứng viêm gan A thường gặp gồm: Mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, đau khớp, nước tiểu màu vàng đậm. Vàng da, vàng mắt, phân chuyển màu xám là triệu chứng điển hình để phân biệt viêm gan A với các bệnh lây qua đường ăn uống khác.

Để phòng viêm gan A, ngoài tiêm vaccine, bạn cần rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh.

 
Quỳnh Trang (Theo Yahoo News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa