Hình ảnh virus đậu mùa khỉ (màu đỏ) được tìm thấy trong một tế bào bị nhiễm bệnh (màu xanh) - Ảnh: AP
Nguy cơ bùng phát, lây nhiễm đậu mùa khỉ tại Việt Nam thấp
Đặt lại tên mới cho các biến thể virus đậu mùa khỉ, tránh hiểu lầm
Singapore báo cáo ca nhiễm đậu mùa khỉ thứ 13 kể từ tháng 6
Thế giới bắt đầu cuộc chiến mới với bệnh đậu mùa khỉ
Theo The HealthSite, WHO cho biết, virus đậu mùa khỉ đang biến đổi nhanh chóng, điều này đã và đang làm tăng tốc độ lây nhiễm và lây truyền. Các nghiên cứu hiện đang được tiến hành liên quan đến virus đột biến để chứng minh sự thật rằng những thay đổi di truyền trong virus đang gây ra sự lây lan lớn này.
Cơ quan y tế Liên Hợp Quốc trước đó đã đưa ra cảnh báo đối với những người bị nhiễm bệnh không được ở gần động vật ngay sau khi trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa từ người sang chó được xác nhận. Điều này khiến chúng ta lo sợ rằng virus có thể đã bị đột biến.
WHO đổi tên các biến thể thành Clade I và Clade II
Hai biến thể khác biệt đã được quan sát thấy ở Châu Phi, nơi đậu mùa khỉ là một bệnh dịch đặc hữu, lưu vực Congo (Trung Phi) và các khu vực Tây Phi. Các biến thể được đặt tên theo các khu vực Châu Phi, nơi nó chiếm ưu thế.
Sau khi thống nhất, WHO đã đổi tên các biến thể tương ứng thành Clade I và Clade II, trong đó biến thể Clade II có 2 nhánh phụ là IIa và IIb.
Tuyên bố của các chuyên gia về sự đột biến của virus đậu mùa khỉ
Báo cáo của WHO cho thấy, họ đã phát hiện ra một số khác biệt di truyền giữa virus Clade IIb cũ hơn và virus từ đợt bùng phát hiện tại. Các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để chứng minh lý thuyết này và xác định cách các biến thể ảnh hưởng đến sự lây truyền và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Clade IIb chứa các loại virus được thu thập từ những năm 1970 và từ năm 2017 trở đi.
Chia sẻ với AFP, WHO cho biết: “Nhìn qua bộ gene, thực sự có một vài khác biệt về gene giữa virus từ đợt bùng phát hiện tại và virus Clade IIb cũ hơn”.
Có 2 yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự lây lan bao gồm: Sự đột biến trong virus và các yếu tố vật chủ hoặc con người. Cả 2 điều này cần được xem xét.
Hiện tại, không có thông tin chứng minh về ý nghĩa của các đột biến liên quan đến cách thức virus tương tác với phản ứng miễn dịch từ con người. Tuy nhiên, rõ ràng là biến thể gây ra đợt bùng phát hiện tại này không khác gì so với các nước không có dịch bệnh.
Bệnh được gọi là đậu mùa khỉ do virus ban đầu được xác định trên những con khỉ được nuôi để nghiên cứu ở Đan Mạch vào năm 1958. Trước đây, căn bệnh này được phát hiện thường xuyên nhất ở loài gặm nhấm và chủ yếu lưu hành ở Trung Phi và Tây Phi. Nhưng kể từ tháng 5 đến nay, xuất hiện hàng loạt báo cáo về sự gia tăng các ca nhiễm bệnh đậu mùa ở khỉ ở bên ngoài các quốc gia Châu Phi và đợt bùng phát hiện nay đang lây lan qua tiếp xúc gần giữa người với người. Cho đến nay, phần lớn các trường hợp mắc bệnh được báo cáo ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới. Ngày 23/7 vừa qua, WHO đã tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.
Bình luận của bạn