Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh AFP.
Bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện liên tiếp ở 2 quốc gia Châu Á, WHO họp khẩn
WHO xem xét công bố tình trạng khẩn cấp với bệnh đậu mùa khỉ
Vượt 1.000 ca nhiễm toàn cầu, CDC nâng mức cảnh báo với bệnh đậu mùa khỉ
WHO công bố cảnh báo mới nhất về bệnh đậu mùa khỉ
"Tôi quan ngại sâu sắc về đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ, đây rõ ràng là mối đe dọa sức khỏe đang diễn tiến mà tôi và các đồng nghiệp trong Ban Thư ký WHO đang theo dõi sát sao”, ông Tedros nhấn mạnh, theo Reuters.
Việc ban bố tình trạng khẩn cấp y tế công cộng toàn cầu được xem mức độ cảnh báo cao nhất mà WHO đưa ra.
Thông báo về quyết định của cuộc họp ủy ban chuyên gia hôm 23/6, ông Tedros cho biết mặc dù có một số quan điểm khác nhau trong Ủy ban khẩn cấp, nhưng cuối cùng họ cũng đã đồng ý nhất trí rằng ở giai đoạn này, đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đang diễn ra không phải là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng của mối quan tâm quốc tế (PHEIC).
Tình trạng “khẩn cấp toàn cầu” hiện chỉ được áp dụng cho COVID-19 và những nỗ lực đang diễn ra nhằm xóa sổ bệnh bại liệt.
Tuy nhiên, theo ông Tedros, bản thân việc WHO triệu tập Ủy ban đang thể hiện mối quan ngại ngày càng gia tăng về tình trạng lây lan quốc tế của đậu mùa khỉ.
Theo WHO, đã có hơn 3.200 ca bệnh đậu mùa khỉ được xác nhận và 1 ca tử vong trong 6 tuần qua ở 48 quốc gia mà bệnh này không thường lây lan. Trước đợt bùng phát này cũng đã có gần 1.500 ca bệnh đậu mùa khỉ và 70 ca tử vong xuất hiện ở riêng các nước Trung Phi, nơi bệnh đậu mùa khỉ phổ biến hơn, chủ yếu ở Cộng hòa Dân chủ Congo.
Bệnh đậu mùa khỉ, căn bệnh do virus gây ra với các triệu chứng giống bệnh cúm và các tổn thương trên da, đã và đang lây lan phần lớn ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới bên ngoài các quốc gia có dịch bệnh lưu hành.
Hiện đã có các loại vaccine và phương pháp điều trị bệnh đậu mùa khỉ, song nguồn cung vẫn còn hạn chế.
Theo Reuters, quyết định trên của WHO có thể sẽ vấp phải một số chỉ trích từ các chuyên gia y tế toàn cầu, với quan điểm cho rằng tình hình bùng phát hiện đã đáp ứng các tiêu chí để ban hành tình trạng khẩn cấp y tế công cộng toàn cầu.
Tuy nhiên, một số chuyên gia chỉ ra rằng WHO đang gặp khó khăn sau dịch COVID-19. Hồi tháng 1/2020, khi WHO tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng, nhưng chính phủ của nhiều nước đã phớt lờ tuyên bố đó. Chỉ đến 6 tuần sau, khi WHO dùng từ “đại dịch” thì các nước mới có hành động.
Cho đến nay, WHO đã có 6 lần ban bố tình trạng khẩn cấp y tế công cộng toàn cầu, đó là dịch COVID-19 (2020), đợt bùng phát Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo (2019), Zika (2016), bại liệt (2014), đợt bùng phát Ebola ở Tây Phi (2014) và virus gây đại dịch cúm heo H1N1 (2009).
Bình luận của bạn