72 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang nhập viện do sự cố an toàn thực phẩm - Ảnh: VTV
Sức khỏe các học sinh nghi ngộ độc khi đi dã ngoại giờ thế nào?
Botulinum độc cỡ nào?
Cẩn trọng với nguy cơ ngộ độc rượu
WHO kêu gọi thay đổi hệ thống thực phẩm để cải thiện sức khỏe
Nguyên nhân học sinh tiểu học Kim Giang nhập viện
Trước đó, ngày 28/3, Trường tiểu học Kim Giang tổ chức cho học sinh khối lớp 1 và lớp 2 đi học tập ngoại khóa tại trang trại Cánh Buồm Xanh đã xảy ra ngộ độc thực phẩm, khiến 72 học sinh được đưa đến các bệnh viện.
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện đã tìm ra nguyên nhân ban đầu khiến 72 học sinh nhập viện là do vi khuẩn tụ cầu vàng nhiễm vào thịt gà có trong suất ăn. Quận Thanh Xuân cần tiếp tục chỉ đạo điều tra tại bếp ăn trường. Trong đó, rà soát lại nguyên nhân vi khuẩn tụ cầu vàng nhiễm vào thịt gà từ khâu vận chuyển hay trong quá trình chế biến. Từ đó, chấn chỉnh không để xảy ra sự cố mất an toàn thực phẩm như trên.
Hiện tại 68/72 trẻ bị ngộ độc thực phẩm đã xuất viện. Trong 4 trẻ còn lại, có 2 trẻ đang tiếp tục được theo dõi tại Bệnh viện Xây dựng và 2 trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa. Hiện sức khoẻ của các trẻ đã ổn định.
Hà Nội tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm
Sau trường hợp ngộ độc khi đi dã ngoại xảy ra tại Trường tiểu học Kim Giang, UBND TP. Hà Nội đã có Công văn về việc tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm. Trong đó, UBND TP. Hà Nội yêu cầu cần tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) bếp ăn tập thể tại các trường học, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao. Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm và tiêu hủy các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo ATTP.
Yêu cầu Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiêp phát triển nông thôn, UBND quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong thực thi pháp luật về An toàn thực phẩm (ATTP)...
Chuẩn bị sẵn sàng đảm bảo lực lượng chuyên môn, trang thiết bị, thuốc và hóa chất để kịp thời ứng phó khi có sự cố về thực phẩm xảy ra trên địa bàn. Định kỳ, thường xuyên, đột xuất tồng hợp kết quả báo cáo UBND Thành phố và Bộ Y tế theo quy định.
Công văn cũng nêu rõ, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quản lý.
Bình luận của bạn