Xu hướng chăm sóc sức khỏe 2017: Ngăn chặn mối đe dọa sức khỏe cộng đồng năm 2017
Các nghiên cứu đột phá về HIV trong năm 2016
8 cách cải thiện sức khỏe trong năm mới
Top 10 thành tựu y tế cần theo dõi cho năm 2017
TP.HCM: Số nạn nhân của virus Zika dồn dập tăng
1. Virus Zika
Vào ngày 1/2/2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế về virus Zika, sau khi tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hàng đầu về dịch tễ học, y tế công cộng và bệnh truyền nhiễm từ khắp thế giới tại một cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp Y tế Quốc tế thuộc WHO. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong công tác tuyên truyền và ngăn ngừa lây lan virus Zika, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có loại vaccine phòng chống loại virus này. Tới nay, virus Zika đã lây lan tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Ngày 18/12, Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm - Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết, tính đến 8h cùng ngày, có thêm 3 ca nhiễm Zika, nâng số ca nhiễm lên 139 trường hợp, tại 23/24 quận huyện.
Các tổ chức y tế cảnh báo, năm 2017, virus Zika có thể diễn biến tồi tệ hơn trước và khuyến cáo người dân nên thực hiện các biện pháp chống muỗi và tránh bị muỗi đốt ngay từ bây giờ, đặc biệt là phụ nữ đang có ý định mang thai và đang mang thai.
Kháng thuốc kháng sinh trong cộng đồng ngày càng gia tăng và báo động sẽ không dừng lại trong năm 2017. Theo WHO, mỗi năm có khoảng 700.000 trường hợp tử vong liên quan tới kháng kháng sinh. Ngân hàng Thế giới cũng dự báo tới năm 2050, tình trạng kháng kháng sinh sẽ làm giảm từ 1,1 - 3,8% GDP toàn cầu do phải ứng phó với kháng kháng sinh...
Nguyên nhân kháng kháng sinh chủ yếu là do người dân sử dụng kháng sinh tùy tiện, bừa bãi, quá liều, bỏ liều hoặc bệnh không cần dùng kháng sinh (nhiều nhất là cảm cúm) cũng dùng; Việc sử dụng bừa bãi kháng sinh trong nuôi trồng khiến vật nuôi, rau củ đều có dư lượng thuốc kháng sinh; Ô nhiễm đất, nước do các chất thải có dư lượng kháng sinh như phân bón, chất thải dược phẩm…
Khi vi khuẩn trở nên “siêu khỏe” mà nhiễm vào con người thì có thể trẻ em vừa ra đời cũng có thể trở nên “siêu kháng thuốc”. Khi đó, ngay cả bệnh nhẹ cũng không tìm được kháng sinh để điều trị.
3. Ung thư
Ung thư vẫn luôn là căn bệnh gây ám ảnh vì khả năng chữa trị triệt để thấp nhưng chi phí chữa bệnh và tỷ lệ tử vong cực cao.
Tuy nhiên, có ít nhất 1/3 trường hợp ung thư có thể phòng ngừa được. Và không phải nhờ may mắn, mà là bằng cách thực hiện các bước phòng ngừa cụ thể để bảo vệ mình. Điển hình, Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ (AICR) ước tính có thể ngăn ngừa 63% trường hợp Ung thư miệng, họng và thanh quản nhờ những thay đổi lối sống đơn giản, chủ yếu là hạn chế uống rượu. Khoảng 33% các trường hợp Ung thư vú có thể phòng ngừa được. Một lần nữa, hạn chế rượu là một hành động thông minh, vì rượu làm tăng nguy cơ Ung thư vú cả trước và sau khi mãn kinh. Tránh tiếp xúc với tia cực tím có hại có thể ngăn ngừa hơn 3 triệu trường hợp Ung thư da mỗi năm, theo Viện Da liễu Mỹ. Đặc biệt, tiêm phòng virus HPV có thể ngừa ung thư cổ tử cung hay một số bệnh ung thư khác như cổ họng, miệng, dương vật hay hậu môn…
4. Lạm dụng thuốc không kê toa
Lạm dụng thuốc không kê toa là vấn nạn ngày một gia tăng ở người sử dụng thuốc. Trừ những trường hợp cố ý tự hủy hoại mình, phần lớn tự ý tăng liều dùng và không biết rõ công dụng cũng như tác dụng của thuốc.
Một số thuốc quen thuộc dễ bị sử dụng quá liều nhất có thể kể tới là: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin và một số thuốc giảm đau khác.
5. Hút thuốc lá
WHO xếp khói thuốc vào các chất gây ung thư bậc 1. Nhóm này xếp những chất mà chỉ cần khối lượng nhỏ cũng có thể gây ung thư, không có hạn mức, nghĩa là hoàn toàn có hại cho bản thân và cho người khác, dù chỉ với một khối lượng nhỏ.
Khói thuốc lá ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết, gây bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư. Vậy nhưng, chiến dịch giáo dục phòng chống hút thuốc lá trên toàn cầu vẫn chưa tới hồi kết, khi ngày càng có nhiều mầm bệnh từ tác nhân này.
Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có 40.000 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá, gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông. Một điều tra cho thấy trên 50% nam giới hút thuốc lá và 60% trẻ em độ tuổi 13 - 15 đã tiếp xúc với khói thuốc tại nhà. Ung thư phổi là dạng ung thư cao nhất ở nam giới và thứ 4 ở nữ giới.
Bình luận của bạn