Ngộ độc botulinum: Phòng tránh thế nào?

Tình trạng thực phẩm nhiễm botulinum thường xảy ra trong môi trường yếm khí (đóng hộp) và không được xử lý nhiệt đầy đủ

Mùa Hè, đề phòng các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Sức khỏe các học sinh nghi ngộ độc khi đi dã ngoại giờ thế nào?

Loại vi khuẩn trong vụ ngộ độc trường iSchool Nha Trang nguy hiểm thế nào?

Cá muối chua: Ranh giới giữa đặc sản với món ăn “cực độc”

Bệnh nhân ngộ độc botulinum tử vong sau hơn 10 ngày chờ thuốc giải

Nam bệnh nhân 45 tuổi ở TP.HCM ngộ độc botulinum sau khi ăn một món mắm để lâu ngày. Sau 10 ngày điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), người bệnh đã tử vong trước khi được truyền thuốc giải độc.

Theo nguồn tin Vietnamnet, TS.BS Võ Hồng Minh Công - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho hay, người bệnh bị ngộ độc mức độ nặng. Các bác sỹ liên tục hội chẩn cùng các chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy. Dù vậy, bệnh nhân suy đa cơ quan và tử vong vào đêm 24/5 mà không kịp truyền thuốc giải độc.

Nhờ sự nỗ lực của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Bộ Y tế và các cơ quan chức năng Việt Nam, 6 lọ thuốc giải độc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT) được gửi từ kho của WHO tại Thụy Sĩ đã về đến TP.HCM vào đêm qua. Số thuốc này được phân về 3 bệnh viện: Bệnh viện Chợ Rẫy nhận 2 lọ; Nhân dân Gia Định nhận 1 lọ; Bệnh viện Nhi đồng 2 nhận 3 lọ.

Bệnh viện Chợ Rẫy hiện đang điều trị cho 2 ca ngộ độc botulinum phải thở máy do ăn bánh mì chả lụa (giò lụa), sức cơ chỉ còn 0,5 - 1,5, tức bị liệt hoàn toàn. 

Ngộ độc botulinum đe dọa tính mạng khi không có thuốc giải

Ngộ độc botulinum sử dụng thuốc BAT giải độc đặc hiệu sớm có khả năng thoát ra khỏi tình trạng bị liệt trong vòng 48 đến 72 tiếng

Ngộ độc botulinum sử dụng thuốc BAT giải độc đặc hiệu sớm có khả năng thoát ra khỏi tình trạng bị liệt trong vòng 48 đến 72 tiếng

Theo TTXVN, thuốc BAT là loại thuốc hiếm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu, có giá hơn 8.000 USD/lọ. Hiện trên thế giới chỉ có một công ty tại Canada sản xuất. Trước năm 2020, Việt Nam không có thuốc giải botulinum. Chỉ đến khi xảy ra vụ ngộ độc pate Minh Chay khiến nhiều người rơi vào nguy kịch, WHO đã điều phối 12 lọ thuốc giải độc từ Thái Lan và Thụy Sĩ về Việt Nam để điều trị cho các bệnh nhân.

Từ đó, mỗi năm đều xảy ra lẻ tẻ các vụ ngộ độc botulinum do ăn riêu chay, pate chay, cá ủ muối đóng hộp... Đến năm 2021, Bệnh viện Chợ Rẫy nhập về 6 lọ BAT từ Canada (trong tổng số 30 lọ được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu). 

Như Tạp chí Sức khỏe+ đã thông tin trước đó, tháng 3 vừa qua, tại Quảng Nam ghi nhận 3 chùm ca bệnh ngộ độc botulinum do món cá chép muối chua, trong đó có 1 trường hợp tử vong. 5 lọ thuốc giải độc hiếm đã được chuyển từ Bệnh viện Chợ Rẫy ra Quảng Nam, hỗ trợ điều trị cho 3 bệnh nhân nặng phải thở máy.

Trung tuần tháng 5/2023, TP.HCM ghi nhận chùm ca bệnh gồm 4 người trong một gia đình, 3 trẻ em và một người lớn bị ngộ độc botulinum do ăn bánh mì kèm chả lụa từ người bán hàng rong. Người lớn ăn với lượng ít nên chỉ có một số triệu chứng ngộ độc như rối loạn tiêu hóa, không diễn tiến yếu liệt chi, hiện tại đã hồi phục hoàn toàn. 3 em nhỏ được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 bằng 2 lọ thuốc BAT cuối cùng chuyển từ Quảng Nam tới TP.HCM.

Trước khi có thuốc giải độc, bệnh nhân ngộ độc botulinum phải điều trị thở máy - Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy

Trước khi có thuốc giải độc, bệnh nhân ngộ độc botulinum phải điều trị thở máy - Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy

Không lâu sau đó, TP.HCM ghi nhận thêm 3 trường hợp ngộ độc botulinum, gồm 2 anh em ruột ăn bánh mì chả lụa và bệnh nhân thứ 3 ăn một loại mắm để lâu ngày. Tuy nhiên, do không có thuốc giải độc, 3 bệnh nhân bị liệt cơ, được điều trị hỗ trợ gồm thở máy và nuôi dưỡng.

Botulinum là độc tố do vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra. Ở điều kiện thích hợp vi khuẩn yếm khí này sẽ tạo thành độc tố và sinh 7 type độc tố A, B, C, D, E, F, G (Type A và B gây ngộ độc nhiều hơn).

Độc tố của Clostridium botulinum có độc lực mạnh, chịu được men tiêu hoá và môi trường acid nhẹ của dạ dày. PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam giải thích: "Độc tố này khi vào cơ thể sẽ làm tê liệt các synap thần kinh. Vì vậy, các xung động thần kinh sẽ bị ngưng trệ dẫn đến triệu chứng liệt vận động, liệt hô hấp, nói khó, liệt cơ nhanh chóng, tử vong cũng nhanh chóng".

Chủ động phòng tránh độc tố Botulinum bằng thói quen ăn uống khoa học

Trước các thông tin liên tiếp ghi nhận các chùm ca ngộ độc, người tiêu dùng không khỏi hoang mang về nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn này và chất lượng thực phẩm hiện nay. Thực tế, trong tự nhiên, bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum được tìm thấy trong đất, bùn, phân động vật, đường tiêu hóa của gia cầm, cá… Ngoài ra, chúng có thể lây nhiễm qua các khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng thực phẩm đóng hộp (tức môi trường yếm khí).

Vi khuẩn Clostridium Botulium là loài vi khuẩn yếm khí (sống trong môi trường không có không khí như đồ hộp, đồ hút chân không)

Vi khuẩn Clostridium Botulium là loài vi khuẩn yếm khí (sống trong môi trường không có không khí như đồ hộp, đồ hút chân không)

TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy nhận định: “Theo tôi, ngộ độc botulinum không phải là nhiều hơn trước mà khả năng chẩn đoán bây giờ tốt hơn. Bên cạnh đó, các xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ hiện đại hơn nên chẩn đoán dễ hơn". Tại Mỹ, mỗi năm nước này vẫn ghi nhận từ 150 - 300 ca ngộ độc botulinum. Vụ ngộ độc pate Minh Chay vào năm 2020 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo để các bác sỹ tại Việt Nam biết và lưu ý đến loại bệnh này.

Độc tố botulinum mất tác dụng bởi kiềm và nhiệt độ cao 120 độ C trong vòng 5 phút, hoặc 80 độ C trong 10 phút, hoặc đun sôi trong vài phút. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp sau nhằm phòng tránh nguy cơ ngộ độc botulinum:

  • Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi. Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín.
  • Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá. Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như đồ ủ muối) cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.
 

Người dân khi sử dụng các sản phẩm đóng hộp nếu gặp phải các triệu chứng dưới đây cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời:

- Yếu, liệt các cơ, bắt đầu từ vùng đầu mặt cổ sau đó lan xuống chân; biểu hiện nhẹ có thể chỉ mỏi, yếu các cơ giống như suy nhược, biểu hiện đối xứng hai bên và không có rối loạn cảm giác.

- Buồn nôn, nôn, đau đụng, giảm nhu động ruột.

- Có các biểu hiện như trên sau khi ăn thực phẩm nghi ngờ như các loại thực phẩm đóng hộp, chai, lọ, gói, túi,… không có nguồn gốc rõ ràng hoặc không đảm bảo.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn