Thai phụ bị xuất huyết giảm tiểu cầu cần lưu ý gì?
Bị sốt xuất huyết cần làm gì để nhanh khỏi bệnh?
Ai dễ mắc bệnh sốt xuất huyết?
Người sốt xuất huyết nên ăn uống như thế nào?
6 thảo dược tự nhiên là cứu tinh cho người bị sốt xuất huyết
Tiểu cầu là những tế bào máu nhỏ có nhiệm vụ tham gia vào quá trình đông máu, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình cầm máu và chống chảy máu. Thông thường, triệu chứng giảm tiểu cầu thường gặp ở da và niêm mạc. Bệnh có thể được phát hiện khi xét nghiệm tế bào máu ngoại vi…
Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (hay xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay miễn dịch) là tình trạng bệnh lý trong đó tiểu cầu ngoại vi bị phá hủy do sự có mặt của một kháng thể kháng tiểu cầu. Bệnh biểu hiện bằng những triệu chứng như xuất huyết dưới da dưới nhiều hình thái, xuất huyết niêm mạc và các tạng, thiếu máu do xuất huyết nhiều…
Mẹ bầu bị xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, trẻ thường không bị ảnh hưởng
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn có diễn biến rất thất thường. Hội chứng xuất huyết có thể xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng. Ở người lớn, bệnh tiến triển mạn tính, diễn ra trên 6 tháng và rất dễ tái phát. Ở trẻ em, thường gặp nhất là tiến triển cấp tính và có thể khỏi trong vòng 2 tháng. Bệnh có thể nhẹ dần khi bệnh nhân lớn tuổi, thường là trên 25.
Nếu được điều trị đúng và theo dõi sát sao, bệnh sẽ chuyển biến theo hướng tích cực hơn. Khi được điều trị nội khoa 3 đợt (kéo dài hơn 12 tháng) nhưng bệnh không đỡ thì có thể được chỉ định cắt lách. Đây là phương pháp điều trị rất tốt, gần 90% trường hợp đạt kết quả khỏi bệnh hoàn toàn.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu mắc xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, em bé thường không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, lượng tiểu cầu của em bé cần được tiến hành kiểm tra ngay sau sinh.
Nếu thai phụ đang mang thai mà lượng tiểu cầu ở mức rất thấp hoặc bị chảy máu, thai phụ có nguy cơ bị xuất huyết nặng khi sinh. Trong trường hợp đó, bệnh nhân cần được điều trị bằng cách duy trì lượng tiểu cầu ổn định và tính toán đến những tác động đối với em bé.
Đối với những trường hợp bệnh đã đi vào ổn định, bệnh nhân có thể tiếp tục mang thai và sinh nở ở những lần tiếp theo. Song cần tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi chặt chẽ, nhất là theo dõi sát số lượng tiểu cầu xem có bị giảm hay không. Với những thai phụ bị xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn nhưng nhẹ và đã được điều trị trước đó thì thường có thai kỳ và sinh bình thường, dù kháng thể kháng tiểu cầu có thể qua nhau thai và ảnh hưởng đến lượng tiểu cầu của bé. Trong một vài trường hợp, em bé có thể được sinh ra với lượng tiểu cầu thấp. Khi đó, bác sỹ sẽ tiếp tục theo dõi trong vài ngày, do số lượng tiểu cầu của bé có thể giảm trước khi bắt đầu tăng. Rất có thể số lượng tiểu cầu của bé sẽ được cải thiện mà không cần điều trị…
Bình luận của bạn