3 kíp bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân bị lột da đầu - Ảnh: BVCC
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do muỗi truyền vì hiện tượng El Nino
Y tế tuần: Cứu sản phụ trẻ nhịp tim nhanh gấp 3 lần người bình thường
Khai trương văn phòng mới của MSD tại Hà Nội
Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 7/7/2023
Bệnh viện Bạch Mai ghép lại da đầu cho nữ bệnh nhân
Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) mới đây đã chia sẻ về ca phẫu thuật nối da đầu đứt lìa cho nữ bệnh nhân 43 tuổi. Bệnh nhân ở Điện Biên, gặp tai nạn khi giúp chồng khoan giếng, mái tóc của chị đã bị cuốn vào máy khoan dẫn tới lột hết mảng da đầu.
PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân nguy kịch nhưng các bác sĩ ở Điện Biên xử trí ban đầu tốt, kịp thời chuyển xuống Hà Nội. Qua so sánh với các ca lâm sàng trên thế giới, PGS.TS Cơ cho biết trường hợp của chị B. là nặng nhất.
Theo y văn thế giới, phẫu thuật nối mảnh da đầu không mới nhưng đa số các mảng liền mạch, gọn gàng nên nối dễ dàng hơn so với bệnh nhân B. Phần khó tiếp theo ở ca bệnh trên là thời gian thiếu máu kéo dài của mảnh da đầu đứt rời lên tới 15 tiếng.
Tuy phần da đầu của bệnh nhân bị chia thành hai mảnh, mảnh bên trái đã bị nghiền nát, các bác sỹ cố gắng giữ mái tóc cho bệnh nhân. Cuộc phẫu thuật kéo dài 6 - 7 tiếng và bệnh nhân được hồi sức 2 ngày bằng an thần, thở máy, truyền máu. Ngày thứ 7, mảng da đầu bên phải ổn, bên trái có một số điểm cấp máu kém hơn nên tổn thương lâu liền. Tóc ở một số vùng đã mọc trở lại.
Bệnh nhân B. nằm điều trị ở bệnh viện trong 23 ngày do tổn thương nặng nề. Sau 2 tháng, da đầu của bệnh nhân phục hồi trên 90%, tóc đã mọc trở lại. Dự kiến, trong 6 tháng tới, bệnh nhân có thể làm thêm kỹ thuật đặt túi giãn da đầu để thay thế phần da mất tóc.
Hồi sinh bệnh nhân vỡ túi phình mạch não nguy hiểm
BVĐK tỉnh Quảng Ninh mới đây đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân 66 tuổi bị vỡ túi phình mạch não. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, thỉnh thoảng đau đầu từng cơn thoáng qua. Trước khi vào viện cấp cứu, bệnh nhân có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội.
Qua kết quả chụp cắt lớp vi tính, các bác sĩ phát hiện hình ảnh chảy máu khoang dưới nhện do vỡ phình động mạch não thông trước, kích thước túi phình 5x6mm.
Sau hội chẩn các chuyên khoa, các bác sĩ quyết định can thiệp nút mạch cầm máu khối phình bị vỡ nhằm ổn định tình trạng xuất huyết và tránh nguy cơ tái xuất huyết cho người bệnh. BSCKII Ngô Quang Chức - Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh cùng các bác sĩ, kỹ thuật viên trong khoa tiến hành luồn vi ống thông từ động mạch đùi lên đoạn mạch não bị tổn thương, tiếp cận túi phình động mạch não thông trước và thực hiện nút bít túi phình bằng vòng xoắn kim loại (coil). Sau vài ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh táo, hồi phục sức khỏe tốt, đi lại được ngay sau can thiệp, không bị di chứng thần kinh.
Bệnh viện làm chủ được kỹ thuật nút túi phình động mạch não bằng vòng xoắn kim loại mở ra hy vọng điều trị tối ưu cho những bệnh nhân đột quỵ nặng trên địa bàn mà không phải lên tuyến Trung ương, tiết kiệm chi phí và nâng cao cơ hội sống cho người bệnh.
Hải Phòng: Phẫu thuật u hỗn hợp vùng đầu gáy kích thước lớn cho bệnh nhi 9 tháng tuổi
Theo báo An ninh Hải Phòng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng phẫu thuật thành công u hỗn hợp (u máu, u bạch mạch) vùng đầu, gáy có đường kính trên 10cm cho trẻ 9 tháng tuổi.
ThS. BSCKII Đặng Quốc Hùng - Trưởng khoa Ngoại chấn thương và Bỏng tạo hình, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho biết, trẻ có khối u to ngay từ khi sinh ra vùng đầu gáy với đường kinh 10-15cm, danh giới không rõ, mật độ căng, tức, da bên trên khối u có những nốt chấm đỏ dạng u máu.
Các bác sĩ đã chẩn đoán xác định cháu bị u hỗn hợp (u máu, u bạch mạch) vùng chẩm gáy. Do vị trí vùng u là sau gáy, kích thước lớn, việc xử lý khối u rất phức tạp, dễ chảy máu, thiếu da che phủ ở khuyết sau cắt u. Khó khăn nữa đó là khu vực phẫu thuật chạm vào nhiều phần quan trọng như: Mạch máu, các dây thần kinh khu vực đầu và đốt sống cổ.
Sáng 11/7, 4 bác sĩ của Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng đã tiến hành phẫu thuật tạo hình mổ cắt u, tạo hình chuyển vạt da. Sau 2 giờ đồng hồ ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp. Sau mổ, các chức năng sinh tồn của trẻ ổn định và vẫn tiếp tục được theo dõi. Dự kiến khoảng 5-7 ngày tới, trẻ sẽ ra viện.
Nuôi sống trẻ sinh non 25 tuần nặng 600gr
PGS.TS Trần Danh Cường - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương thông tin, các bác sĩ đã chăm sóc, điều trị thành công cho trẻ sơ sinh 25 tuần tuổi, sinh ra với cân nặng vỏn vẹn 600gr. Trẻ là con thứ 3 trong gia đình, sau sinh non, bé bị suy dinh dưỡng, non bóng, suy hô hấp, thở nấc, phản xạ rất chậm.
PGS.TS Trần Danh Cường – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ, quá trình điều trị, chăm sóc trẻ có nhiều giai đoạn khó khăn. Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã phối hợp với Bệnh viện Việt Đức, đồng thời hội chẩn chặt chẽ giữa ngoại nhi và sơ sinh để giải quyết cơ quan tiêu hoá cho bệnh nhi.
Theo các bác sĩ, đây là ca bệnh có thời gian điều trị lâu nhất tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, với gần 5 tháng điều trị. Bé đã trải qua 52 ngày thở máy xâm nhập, 10 lần truyền máu. Cháu nặng 2,2kg nhưng cân nặng hồ sơ bệnh án tới hơn 4kg.
Trước đây, những trẻ sinh cực kỳ non tháng bị viêm ruột hoại tử đều đối mặt với nguy cơ tử vong. Thế nhưng, việc cứu sống bé trai nêu trên đã mang đến tín hiệu tích cực, mở ra cơ hội sống cho những trẻ sinh non tháng, nhẹ cân.
Bình luận của bạn