Thêm nhiều thành tựu y khoa giúp bảo vệ sức khỏe người dân

Phát hiện bệnh phổi kẽ bằng các chẩn đoán hình ảnh rất hiệu quả ở giai đoạn sớm

Y tế tuần: BV Phổi Trung ương có giám đốc mới, cứu bệnh nhân bị vỡ tim

Điều gì chờ chúng ta sau đại dịch COVID-19?

Thực phẩm chức năng - mũi nhọn của kinh tế - y tế Việt Nam

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM là bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam

"Chương trình bệnh phổi kẽ" giúp người bệnh được tiếp cận điều trị

Bệnh viện Phổi Trung ương ra mắt "Chương trình bệnh phổi kẽ" với mong muốn huy động sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế, cùng các nguồn lực để phát triển kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.

Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện đồng thời là Chủ nhiệm chương trình, bệnh phổi kẽ là bệnh gây ra các tổn thương ở mô kẽ của phổi gây khó thở. Bệnh tiến triển thành xơ phổi, tổn thương không thể hồi phục. Bệnh có tiên lượng rất xấu, 50% ca bệnh tử vong sau 2,5 năm phát hiện. So với ung thư phổi, bệnh phổi kẽ phát triển thành ác tính nhiều hơn, nhưng khó chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác liên quan đến phổi.

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Bệnh phổi kẽ

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Bệnh phổi kẽ

Bệnh phổi kẽ khó chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác liên quan đến phổi hoặc bị bỏ qua. Bệnh phải điều trị suốt đời, thuốc điều trị hiện nay rất đắt, vì vậy quyết định điều trị bệnh cần phải chính xác.

Bệnh viện Phổi Trung ương đã thành lập "Chương trình bệnh phổi kẽ" để "hội tụ" được nhiều nguồn lực bao gồm các chuyên gia trong và ngoài nước, trang thiết bị và tài chính, nhằm chuẩn hóa về kỹ thuật để phục vụ người bệnh tốt hơn, đồng thời tạo mạng lưới về bệnh phổi kẽ để người dân có thể tiếp cận hiệu quả hơn.

Hiệu quả bước đầu của Đường dây nóng "Cấp cứu trầm cảm" TP.HCM

Sau hơn 4 tháng triển khai, "Cấp cứu trầm cảm" đã tiếp nhận 94 cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ tư vấn và cấp cứu tâm thần, đã có 40 trường hợp được Trung tâm Cấp cứu 115 tiếp cận và đưa đến Bệnh viện Tâm thần điều trị.

Đây là hoạt động mới của Trung tâm Cấp cứu 115 không ngoài mục đích nhằm kịp thời tiếp cận người bệnh có biểu hiện trầm cảm nặng để đưa người bệnh đến cơ sở điều trị chuyên khoa.

Mô hình được triển khai thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm Cấp cứu 115 và Bệnh viện Tâm thần TP.HCM. Bên cạnh đường dây cấp cứu 115 quen thuộc, ngành Y tế còn triển khai thêm đường dây nóng 1900 1267, số điện thoại này sẽ giúp người dân kết nối nhanh chóng với các chuyên gia Tâm thần của thành phố.

Sở Y tế TP.HCM cũng nhận định, đây là 1 trong 10 hoạt động được ngành y tế đánh giá nổi bật trong năm 2022, góp phần nâng cao mục tiêu chăm sóc sức khỏe người dân.

Điều trị vẹo cột sống vô căn tuổi thanh thiếu niên bằng phương pháp của Lenke

Một ca vẹo cột sống nghiêm trọng đã ngồi thẳng lưng được sau phẫu thuật tại Bệnh Viện TWQĐ 108 - Ảnh: Báo sức khỏe & Đời sống

Một ca vẹo cột sống nghiêm trọng đã ngồi thẳng lưng được sau phẫu thuật tại Bệnh Viện TWQĐ 108 - Ảnh: Báo Sức khỏe & Đời sống

Theo TS.BS Phan Trọng Hậu - Chủ nhiệm khoa Chấn thương chỉnh hình cột sống, Bệnh viện TWQĐ 108, vẹo cột sống vô căn thường khởi phát ở thanh thiếu niên, lứa tuổi từ 10-18 tuổi. Tại Việt Nam chưa có con số thống kê cụ thể về tỷ lệ mắc bệnh, nhưng ước tính tỷ lệ mắc trên toàn thế giới dao động khá lớn, từ 0,47-5,2%. Vẹo cột sống vô căn khởi phát thanh thiếu niên cũng chiếm 85% trong số người bệnh cần điều trị.

Cũng theo TS. Hậu, trước đây, phẫu thuật chỉnh hình cột sống là nỗi ám ảnh của nhiều người. Nhiều người bệnh và người nhà người bệnh thay vì lựa chọn phẫu thuật chỉnh hình cột sống, họ chọn sống chung với bệnh. Nhưng đến nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc phẫu thuật nắn chỉnh cột sống đã không còn là bài toán quá khó, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân.

Theo báo cáo tại Hội nghị Khoa học Phẫu thuật cột sống Bệnh viện TWQĐ 108 lần thứ 2, TS.BS Phạm Trọng Thoan ghi nhận, phẫu thuật nắn chỉnh bằng kỹ thuật của Lenke cho nhóm bệnh nhân vẹo cột sống chưa rõ căn nguyên tuổi thanh thiếu niên có hiệu quả nắn chỉnh tốt.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần dùng kháng sinh và thuốc giảm đau, cũng như phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sỹ. Nếu tập luyện đúng, tốt thì thời gian để phục hồi hoàn toàn, thông thường mất khoảng 6 tháng và có thể hòa nhập cuộc sống bình thường.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn