Cong vẹo cột sống nếu không điều trị sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm
Dấu hiệu nhận biết vẹo cột sống ở tuổi học đường
Trẻ đeo ba lô nặng có bị cong vẹo cột sống?
Trẻ nhỏ bị vẹo cột sống phải làm sao?
Người lớn có thể bị cong vẹo cột sống không?
Theo Bác sĩ Phạm Thị Minh Nhâm - Chuyên khoa Nội Cơ Xương Khớp; Giảng viên bộ môn Nội - Trường đại học Y Hà Nội chia sẻ trong chương trình Medtalk số thứ 7 - Cột sống học đường, vẹo cột sống là tình trạng cong vẹo các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang. Vẹo cột sống có thể xảy ra đơn thuần hoặc phối hợp với những biến dạng khác của cột sống như gù ở vùng ngực, hay ưỡn ở vùng thắt lưng (cột sống xoay).
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em như: học sinh ngồi học không đúng tư thế; bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh; đeo cặp sách quá nặng, không đều hai bên; thiếu ánh sáng nơi ngồi học (học sinh phải cúi đầu khi đọc, khi viết), bảng kém chất lượng; các tư thế xấu như: đi, đứng, ngồi không đúng tư thế, cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi.
Ngoài ra, cong vẹo cột sống còn có thể do trẻ mắc các bệnh liên quan đến cột sống, thể trạng học sinh kém do ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương) hoặc do ngồi, đi đứng quá sớm.
Để phòng ngừa cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học đường, Bác sĩ Nhâm cũng chia sẻ những cách sau đây:
1. Nâng cao sức khỏe chung của cơ thể: rèn luyện thể dục thể thao cho các bắp thịt, các tổ chức liên kết, dây chằng các khớp khỏe, làm tăng sự dẻo dai bền bỉ và phát triển cân đối.
2. Dinh dưỡng hợp lý, phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ nhỏ.
3. Bàn ghế ngồi học phải phù hợp với lứa tuổi và tư thế ngồi học phải đúng.
4. Học sinh không mang cặp quá nặng (<15% trọng lượng cơ thể). Cặp phải có hai quai.
5. Khám cột sống định kỳ nhằm phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có thể có cách xử trí và điều trị kịp thời.
6. Động viên tâm lý trẻ, đồng hành và giúp trẻ tham gia liệu trình can thiệp.
Bình luận của bạn