Làm sao để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh?

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh khiến chị em lo lắng

Mất kinh nguyệt sau sinh có ảnh hưởng gì đến sức khỏe phụ nữ?

Rối loạn kinh nguyệt: Đừng quên 10 vị thuốc Đông y này!

Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: Nghĩ tới những nguyên nhân này

Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai: Điều chỉnh thế nào?

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì?

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của các chị em... Những bất thường này bao gồm: Vô kinh, rong kinh, trễ kinh, kinh đến sớm, kinh nguyệt ra ít, chu kỳ kinh nguyệt không đều...

Thời gian kinh nguyệt trở lại với các phụ nữ sau khi sinh không giống nhau. Hầu hết phụ nữ cho con bú thường có kinh nguyệt trong 6 tháng đầu sau khi sinh con. Tuy nhiên, với một số người, khung thời gian này có thể kéo dài hơn một năm. Những phụ nữ không cho con bú, kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hơn.

Trong vài chu kỳ đầu tiên, kinh nguyệt có thể không đều, thậm chí khác hẳn với các chu kỳ trước khi bạn có con. Tuy nhiên, những bất thường dù ở mức độ nhẹ, nặng hoặc khác với thời gian bình thường này chỉ kéo dài trong khoảng 6 tháng sau khi sinh. Nếu kéo dài hơn, chị em cần phải đi khám tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế.

Chị em nên đến gặp bác sỹ nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh kéo dài

Đâu là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh?

Thay đổi nội tiết tố: Estrogen - hormone do cơ quan sinh dục nữ tiết ra, giúp niêm mạc tử cung phát triển và phối hợp với progesteron tạo thành chu kỳ kinh nguyệt. Đây là hormone nội tiết có liên quan trực tiếp đến kinh nguyệt của người phụ nữ. Sự suy giảm hàm lượng hoặc rối loạn bài tiết estrogen sau khi sinh con chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt. 

Nuôi con bằng sữa mẹ: Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, cơ thể người mẹ tiết ra một lượng lớn prolactin. Hormone này khiến hoạt động của trục dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng bị chậm lại, kết quả là kinh nguyệt xuất hiện trở lại muộn hơn hoặc thất thường.

Cho con bú cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Tâm lý: Áp lực trong việc nuôi con hoặc thay đổi ngoại hình sau khi sinh con có thể khiến chị em bị căng thẳng, mệt mỏi. Căng thẳng kéo dài sẽ làm cho tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol - có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất nội tiết tố estrogen. Rối loạn nội tiết trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Stress cũng có thể ảnh hưởng đến não, nơi chịu trách nhiệm sản xuất các kích thích tố. Nó có thể làm thay đổi nội tiết và dẫn đến thay đổi về tần suất và thời gian kinh nguyệt của phụ nữ.

Do mắc các bệnh phụ khoa: Sau sinh, chị em có thể mắc một số bệnh phụ khoa do vùng kín bị tổn thương khi rạch tầng sinh môn hoặc do vệ sinh không sạch sẽ như viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu... Những bệnh này đều có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. 

Thiếu hụt dinh dưỡng: Dinh dưỡng tác động rất lớn đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sau sinh. Thiếu một số chất dinh dưỡng, trong đó có sắt cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt cho chị em sau quá trình sinh nở. 

Xem thêm: Làm sao để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh?


Làm sao để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh?

Thực tế, chị em không cần quá lo lắng về rối loạn kinh nguyệt sau sinh, trừ khi tình trạng này kéo dài quá 6 tháng. Để kinh nguyệt mau chóng ổn định, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:

Cân bằng nội tiết tố trong cơ thể bằng estrogen có nguồn gốc thực vật: Khi nội tiết tố bị sụt giảm sau khi sinh, các chức năng của buồng trứng, tử cung sẽ bị gián đoạn ngay, vì thế gây rối loạn kinh nguyệt. Bởi vậy, cân bằng nội tiết estrogen giúp điều hòa kinh nguyệt. Tuy nhiên, chị em không tự ý dùng các sản phẩm thuốc giúp điều chỉnh lượng estrogen trong cơ thể mà nên tìm cách bổ sung qua các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa isoflavone và các thảo dược quý giúp cơ thể tăng khả năng tổng hợp estrogen nội sinh trong cơ thể.

Tinh chất mầm đậu nành là biện pháp tự nhiên giúp cân bằng nội tiết tố estrogen

Tinh chất mầm đậu nành isoflavone là biện pháp tự nhiên giúp cân bằng nội tiết tố estrogen. Sở dĩ tinh chất mầm đậu nành có tác dụng như vậy vì isoflavone có cấu tạo tương tự estrogen nên nó có thể thay thế cho lượng estrogen thiếu hụt  ở phụ nữ sau sinh. 

Điều trị các bệnh phụ khoa: Các bệnh phụ khoa có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ sau sinh. Do vậy, sau khi sinh từ 4 - 6 tuần, bạn nên đi khám phụ khoa để phát hiện sớm bệnh và có cách điều trị kịp thời.

Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Sau khi sinh xong, bạn nên chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phụ khoa phát triển.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ giúp phòng các bệnh phụ khoa

Ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý: Sau khi sinh, các mẹ cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất và nghỉ ngơi hợp lý để lấy lại sức khỏe. Phụ nữ sau sinh nên chú ý bổ sung sắt vì nó liên quan trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt. Cơ thể đủ sắt sẽ đảm bảo quá trình rụng trứng tốt. Chính vì vậy, hãy sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như trứng, thịt bò, cá hồi,… để bổ sung đủ lượng sắt cần thiết. Ngoài ra, vitamin B và chất béo cũng rất quan trọng đối với chu kỳ kinh nguyệt.

Tập thể dục điều độ: Tập luyện thể dục thể thao điều độ có thể giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Buổi sáng và buổi tối là thời gian tốt nhất các bạn có thể tiến hành tập luyện bằng những động tác nhẹ nhàng như đi bộ, tập những động tác thể dục tay chân nhẹ nhàng,… Tuy nhiên bạn không nên tập luyện quá sức vì nó có thể phản tác dụng.

Giảm stress: Giảm stress có thể giúp điều hòa kinh nguyệt. Bạn có thể tập yoga hàng ngày, không uống rượu bia và có chế độ ăn uống hợp lý để giảm bớt căng thẳng. Ngoài ra, một trong những cách tốt nhất để giảm stress sau sinh là chia sẻ công việc nhà với chồng và người thân trong gia đình. Bạn không nên ôm đồm tất cả mọi công việc một lúc, điều đó không chỉ khiến bạn mệt mỏi mà nó còn có thể gây trầm cảm sau sinh.

Không sử dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai là loại thuốc có thể làm thay đổi nồng độ nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể vì vậy nó có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Bởi vậy, sau khi sinh xong bạn nên hạn chế sử dụng thuốc tránh thai. Nếu có quan hệ tình dục, bạn nên sử dụng bao cao su hoặc các phương pháp tránh thai không ảnh hưởng đến nội tiết.

Không tự ý dùng các sản phẩm được quảng cáo giúp điều hòa kinh nguyệt: Hiện tại có rất nhiều sản phẩm trị rối loạn kinh nguyệt, nhưng chị em cần cân nhắc cẩn thận khi mua sản phẩm, đặc biệt lưu ý tính an toàn sử dụng trong giai đoạn sau sinh và đang cho con bú.

Đi khám bác sỹ nếu có những dấu hiệu bất thường: Nếu thấy những dấu hiệu sau: Có các cục máu đông hoặc chảy máu nhiều ở vùng kín; Vùng kín có mùi hôi, ngứa ngáy khó chịu; Đau bụng dữ dội kèm theo sốt, tiêu chảy; Hơn 1 năm vẫn chưa có kinh hoặc sau 2 năm, kinh nguyệt vẫn chưa ổn định... bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thanh Tú H+ 

Sau sảy thai nên uống thuốc gì để nhanh hồi phục? - Ảnh 7Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Y Xuân: Cân bằng nội tiết - Duy trì tuổi xuân

Thành phần: Mỗi viên nang chứa Lactobacillus acidophilus và Lactobacillus rhamnosus ≥ 108 CFU, cao Đương quy 40mg, cao Thục địa 40mg, cao Bạch thược 25mg, cao Xuyên khung 25mg, Alpha Lipoic Acid 25mg, Soy Isoflavones 25mg, Selen 5 µg.

Công dụng: Bổ huyết, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, giúp chống lão hóa và tăng cường sức khỏe.

Đối tượng sử dụng: phụ nữ trên 18 tuổi; Phụ nữ suy giảm nội tiết tố; Phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, cơ thể suy nhược; Phụ nữ thiếu máu, kinh nguyệt không đều, da xanh xao, da dẻ xấu, gầy khô, thiếu sức sống.

XNQC: 01898/2017/ATTP-XNQC

Webstite: http://yxuan-tredep.vn/

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nâng niu sức sống tự nhiên