Trẻ nên tập ăn dặm với rau củ quả nào?

Rau xanh cung cấp vitamin và khoáng chất, chất xơ cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ

Giảm cân cho trẻ thế nào để vẫn đảm bảo dinh dưỡng phát triển chiều cao?

Cho trẻ ăn dặm: Nên chọn rau củ nào?

Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm với cà rốt

5 bí quyết giúp cha mẹ dạy trẻ tự xúc ăn

Rau củ quả thích hợp cho trẻ khoảng 6 tháng tuổi

Cà rốt

Cà rốt hấp chín và xay nhuyễn là món ăn dặm thích hợp cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Ngoài chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, cà rốt còn chứa nhiều beta-carotene – tiền chất của vitamin A cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ, đặc biệt là phát triển của hệ cơ xương.

Rau chân vịt

Với trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh, lượng sắt trẻ tích lũy được từ mẹ trong thời kỳ mang thai đủ cho nhu cầu của trẻ trong vòng 5-6 tháng sau sinh. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ nên bổ sung rau xanh giàu sắt như rau chân vịt (rau bina) vào trong thực đơn của bé trên 6 tháng tuổi. Chế độ dinh dưỡng thiếu sắt có thể không đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của bé, khiến cơ thể mệt mỏi hoặc quấy khóc. Rau chân vịt có thể được hấp, luộc chín rồi xay nhuyễn cho bé ăn.

Bí đỏ

Trẻ nhỏ nên ăn dặm với bí đỏ 1-2 lần/tuần

Bí đỏ dễ hấp chín và nghiền nhuyễn, tạo thành món ăn giàu vitamin A, C cho bé ăn dặm.

Quả bơ

Quả bơ là nguồn chất béo lành mạnh, cung cấp những vitamin cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh như vitamin A, D, E và K. Cha mẹ có thể nghiền mịn thịt quả bơ, lọc qua rây để loại bỏ xơ (nếu có), giúp món bơ thơm ngon và dễ ăn hơn.

Khoai lang

Giống bí đỏ và cà rốt, khoai lang chứa nhiều vitamin A cần thiết cho mắt và hễ miễn dịch, cũng như vitamin B6, vitamin C, mangan dồi dào. Cha mẹ nên gọt vỏ khoai lang, hấp chín và tán mịn để bé dễ ăn hơn.

Rau củ quả cho trẻ lớn

Trẻ đã quen ăn dặm có thể tập ăn bông cải xanh

Khi trẻ đã quen ăn dặm, cha mẹ có thể bổ sung thêm những món rau sau đây vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày:

Bông cải xanh, súp lơ

Bông cải xanh giàu dinh dưỡng nhưng hương vị kém hấp dẫn hơn bí đỏ, cà rốt. Do đó, chỉ khi trẻ đã quen ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ làm quen với bông cải xanh. Bông cải xanh, súp lơ nên được cắt nhỏ phần bông, hấp đến khi chín mềm rồi nghiền nhuyễn cho bé.

Bí ngòi

Bí ngòi có hương vị nhẹ nhàng, giàu vitamin A, kali và mangan. Mẹ có thể dùng dụng cụ bào bí ngòi thành sợi nhỏ, nấu chín thành món mì lạ miệng cho bé.

Củ dền

Hương vị của củ dền không quá dễ ăn, do đó, cha mẹ có thể cho trẻ "thử sức" với loại rau này khi bé đã quen ăn dặm. Cha mẹ có thể sử dụng củ dền hấp trong các món soup rau, sinh tố hấp dẫn cho bé.

Trẻ tập ăn dặm nên tránh những loại rau nào?

Theo Healthline, trẻ từ 6 tháng tuổi chưa nên bắt đầu tập ăn dặm với những loại rau củ sau đây:

- Cà rốt baby: Tuy có kích cỡ nhỏ, cà rốt khá cứng và dễ gây hóc, nghẹn với trẻ nhỏ. Ngoài ra, cha mẹ không nên cho trẻ dưới 4 tuổi ăn bất cứ loại rau củ nào quá cứng và chưa được nấu chín.

- Cần tây sống: Cần tây có nhiều xơ, khiến trẻ nhỏ khó nuốt. Nếu cha mẹ muốn cho trẻ tập ăn loại rau này, hãy tước bỏ xơ, thái hạt lựu và nấu chín cần tây.

- Ngô hạt: Khi xay nhuyễn thành sữa hoặc cháo, ngô là món ăn thơm ngon và hấp dẫn với trẻ nhỏ. Cha mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ tự ăn những hạt ngô nhỏ, dai và dễ hóc.

Rau củ quả cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho trẻ nhưng có thể gây dị ứng. Nếu trẻ có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, khó thở khi ăn bất cứ loại rau củ quả nào, cha mẹ nên đưa trẻ ngay tới cơ sở chuyên khoa Nhi.

Quỳnh Trang H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ