Hạt nở là đồ chơi thu hút trẻ em với màu sắc sặc sỡ, hình dáng giống như kẹo
Cách vệ sinh đồ chơi của trẻ để phòng bệnh lây nhiễm
Mẹo làm sạch đồ chơi của trẻ trong mùa dịch tay chân miệng
Phải làm gì khi bé nuốt phải đồ chơi, vật lạ?
6 điều nguy hại với sức khỏe của trẻ mà bố mẹ vẫn thường làm
Hạt nở là những hạt nhựa polymer nhỏ li ti, khi ngâm nước có thể tăng kích thước đáng kể. Ngoài dùng để trồng cây, trang trí, do có màu sắc sặc sỡ, hạt nở còn được dùng như đồ chơi cho trẻ em. Từ kích thước chỉ 5mm, hạt nở có thể tăng kích thước bằng viên bi, thậm chí bằng quả bóng golf. Vì thế, nếu chẳng may trẻ nuốt phải, hạt trương nở trong lòng ruột, có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.
Mới đây, Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ (CPSC) đã đưa ra cảnh báo về 2 sản phẩm hạt nở có nguy cơ gây nhiễm độc với nhãn hiệu Jangostor and Tuladuo. Các sản phẩm nói trên có hàm lượng acrylamide vượt quá khuyến nghị an toàn. Acrylamide là hóa chất thuộc nhóm carcinogen – tức có thể gây ung thư cho con người. Tiêu thụ acrylamide với hàm lượng cao trong thời gian ngắn sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và hệ sinh sản.
Các sản phẩm này vẫn có mặt trên sàn thương mại điện tử Amazon vào cuối năm 2023. Nhà sản xuất của Jangostor và Tuladuo, đều có trụ sở tại Trung Quốc, chưa “đồng ý chấp nhận thu hồi sản phẩm”, theo CPSC.
CPSC là cơ quan bảo vệ quyền lợi công chúng Mỹ trước những nguy cơ thương vong hoặc tử vong bất hợp lý từ các sản phẩm tiêu dùng. CPSC đưa ra thông báo nhấn mạnh, sự nguy hiểm của sản phẩm không dừng lại ở nguy cơ trẻ nuốt phải dẫn đến tắc ruột: “Các loại hạt nở kích thước lớn có chứa nồng độ acrylamide vi phạm Luật Liên bang về các chất nguy hiểm”.
Theo CPSC, từ 2018-2022, đơn vị này ghi nhận gần 7.000 trường hợp tai nạn phải cấp cứu do nuốt phải vài hạt nở. Hơn một thập kỷ qua, cơ quan này đã đưa ra nhiều cảnh báo và yêu cầu thu hồi các sản phẩm hạt nở trên thị trường. Tháng 12/2023, các nhà bán lẻ Amazon, Walmart và Target đã thông báo sẽ ngừng kinh doanh mặt hàng hạt nở này.
Hạt nở đi vào cơ thể có thể gây khó chịu nghiêm trọng, nôn mửa, mất nước, tắc ruột non. Trong một số trường hợp, nạn nhân thậm chí cần phải phẫu thuật để bảo toàn tính mạng. Theo BS. Elizabeth Murray – một người phát ngôn của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ, bác sĩ đã gặp nhiều trẻ phải cấp cứu với hạt nở mắc kẹt trong tai hoặc mũi, gây đau đớn, bít tắc và nhiễm trùng.
Theo khuyến cáo của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ, phụ huynh chỉ nên cho trẻ dùng hạt nở trong trường hợp tất cả trẻ em trong nhà đều trên 3 tuổi, có phụ huynh giám sát khi chơi với hạt nở. Hạt nở phải bảo quản trong hộp đựng kín, ở nơi trẻ không với tới được. Chỉ cho trẻ chơi với hạt nở trên mặt bàn, đặt trên trên sàn phẳng, cứng; Quét dọn sạch sau khi chơi.
Bác sĩ Murray gợi ý, cha mẹ chỉ nên dùng số lượng hạt nhỏ trong mỗi buổi chơi, đặt hạt trong chậu hoặc khay có thành cao, tránh để chúng lăn xuống đất.
Bình luận của bạn