Lối sống, chế độ ăn uống và tập luyện hiệu quả nhất cho người đái tháo đường

Chế độ ăn uống và sinh hoạt hiệu quả nhất dành cho người đái tháo đường

Tại sao chế độ ăn Địa Trung Hải được đánh giá là chế độ ăn tốt nhất năm 2019?

Người bệnh đái tháo đường có ăn nho được không?

Bị đái tháo đường type 2: Đừng bỏ qua lợi ích của hạnh nhân!

Chế độ ăn tốt cho người bệnh đái tháo đường bị biến chứng suy thận

Theo PGS.TS Tạ Văn Bình - Chủ tịch Hội người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam, đái tháo đường (ĐTĐ) là một loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa khiến lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Bệnh thường không có biểu hiện đặc trưng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Nếu không tầm soát, phát hiện sớm, đến khi bệnh nhân phát hiện bệnh đái tháo đường, rất có thể họ đã ủ bệnh hàng chục năm rồi.

Hai trong số các nguyên nhân chính khiến bệnh đái tháo đường tăng mạnh hiện nay là do liên quan đến lối sống và ảnh hưởng bởi stress. Trong đó, sai lầm nhất là về lối sống, bao gồm cả chế độ ăn uống và hoạt động thể lực.

Chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường

Chế độ ăn uống dành cho người bị đái tháo đường

Để có chế độ ăn thích hợp, PGS.TS Tạ Văn Bình cho rằng: Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc (đặc biệt là chuyên khoa dinh dưỡng) và bệnh nhân. Một chế độ ăn thích hợp phải đáp ứng được các yêu cầu là đủ calo cho hoạt động sống bình thường; Tỷ lệ thành phần các chất đạm, mỡ, đường cân đối; Đủ vi chất; Chia nhỏ bữa ăn cho phù hợp với thay đổi sinh lý; Phối hợp với thuốc điều trị và luyện tập...

Chế độ ăn cần phải đạt được mục tiêu không để tạo ra sự dư thừa năng lượng. Thừa năng lượng là nguyên nhân gây bệnh béo phì, cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh khác như rối loạn lipid máu... làm nặng thêm bệnh đái tháo đường. Ăn đúng chế độ sẽ duy trì được lượng đường máu phù hợp, không gây thừa đường, gây nhiễm độc đường hoặc không gây ra hạ đường huyết do thực hiện chế độ ăn khắc khổ, thiếu năng lượng.

Người bệnh ĐTĐ phải tôn trọng nguyên tắc chế độ ăn là: Thức ăn đa dạng, nhiều thành phần; Ăn đủ để có trọng lượng cơ thể vừa phải; Hạn chế ăn chất béo, đặc biệt là mỡ động vật; Có lượng chất xơ vừa phải; Hạn chế ăn mặn và tránh đồ uống chứa cồn.

Người bệnh cũng không được tự ý ăn kiêng giảm béo mà nên hỏi ý kiến bác sỹ trước. Đặc biệt, chế độ ăn, số lượng bữa ăn phụ thuộc vào liều lượng và số lần tiêm insulin.

Thay đổi lối sống và luyện tập

Chế độ tập luyện và sinh hoạt đúng cách giúp người đái tháo đường kiểm soát bệnh hiệu quả

Bệnh nhân ĐTĐ cần điều chỉnh lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động và phải theo dõi, kiểm soát được tình hình sức khỏe của mình như:

- Kiểm soát cân nặng: Giảm cân là mục tiêu quan trọng cho người bệnh ĐTĐ (đặc biệt là ĐTĐ type 2). Béo phì làm tăng lượng đường huyết, kháng insulin và gia tăng các biến chứng như tăng huyết áp, bệnh tim mạch.

- Có biện pháp giúp thư giãn: Stress làm tăng sự giải phóng hormone tuyến yên ACTH, từ đó thúc đẩy giải phóng hormone cortisol từ tuyến thượng thận, còn được gọi là hormone stress, ảnh hưởng gián tiếp tới lượng đường huyết trong cơ thể.

- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể làm tăng lượng đường huyết và tăng sản sinh hormone stress cortisol. Để tránh điều này, hãy cố gắng ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm.

- Ngừng hút thuốc: Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể ảnh hưởng tới lưu thông máu trong cơ thể. Tuần hoàn máu bị ảnh hưởng có thể làm nặng thêm bệnh đái tháo đường và gây hậu quả nghiêm trọng.

- Chăm vận động: Hoạt động thể lực làm cơ thể tiêu thụ đường và lượng mỡ dư thừa dễ dàng, do đó làm giảm lượng đường máu, có thể làm giảm liều insulin hoặc một số thuốc hạ đường máu khác. Một số mô hình tập luyện cho người bệnh ĐTĐ có thể kể đến như: Tập thể dục nhẹ nhàng trong 20 phút/ngày; Đi bộ nhanh; Chạy nhanh; Đạp xe đạp; Chơi các trò chơi vận động (30 phút/lần) như bóng bàn, cầu lông, tennis…

Hiện nay việc hỗ trợ điều trị ĐTĐ bằng thảo dược kết hợp với dùng thuốc theo đúng chỉ định đang được giới khoa học tin tưởng bởi hiệu quả cao, dễ sử dụng và an toàn. Điều đáng nói, các nghiên cứu đã cho thấy, ở Việt Nam có rất nhiều dược liệu quý có tác dụng trong việc kiểm soát và phòng ngừa biến chứng của bệnh ĐTĐ như khổ qua (mướp đắng), dây thìa canh, thương truật, hoài sơn, sinh địa, linh chi… Các thảo dược này cũng được dùng để phòng ngừa bệnh cho những người có nguy cơ cao mắc ĐTĐ.

Nguyên Hương H+

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường:

5 biến chứng của bệnh đái tháo đường mà người bệnh cần biết rõ - Ảnh 2Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.
sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

XNQC: 00811/2018/ATTP-XNQC
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn – Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết