3 cách tự nhiên giúp cân bằng nội tiết tố

Cân bằng nội tiết tố với những thói quen đơn giản

Tiêu chí chọn sữa chua phù hợp với mục tiêu cải thiện sức khỏe

Chất xơ - trợ thủ đắc lực quá trình giảm cân

Thói quen ăn uống nào gây ra bệnh giun rồng hiếm gặp tại Việt Nam?

Podcast: Nắng nóng, có nên uống nước dừa thay nước lọc?

Theo bác sĩ Jaime Seeman, chuyên gia sản phụ khoa được cấp chứng chỉ tại Mỹ, mỗi người có cơ địa khác nhau nên cần chủ động hiểu cơ thể mình. Tuy nhiên, bà cho biết có 3 thói quen đơn giản, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố ở hầu hết mọi người.

1. Tăng cường cơ bắp

Tập tạ là cách hiệu quả để tăng cường cơ bắp

Tập tạ là cách hiệu quả để tăng cường cơ bắp

“Muốn khỏe mạnh khi lớn tuổi, bạn cần chú trọng đến cơ bắp. Nó giúp bảo vệ cơ thể khỏi rất nhiều vấn đề, kể cả rối loạn nội tiết,” bác sĩ Seeman khẳng định.

Không chỉ giúp cải thiện vóc dáng, cơ bắp còn đóng vai trò như một “tuyến nội tiết” vì có khả năng tiết ra các chất ảnh hưởng tích cực đến não bộ và tim mạch. Nghiên cứu cho thấy, việc duy trì cơ bắp cơ bắp còn giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất và hỗ trợ điều hòa hormone. Tập luyện với tạ còn giúp cơ thể tiết ra các hormone, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và nhiều năng lượng hơn.

Bà nhấn mạnh: “Tôi ước gì phụ nữ tự tin hơn với việc tập tạ. Nếu bạn chỉ có 30 phút trong phòng gym, hãy ưu tiên nâng tạ thay vì chạy bộ trên máy. Nếu tập đúng kỹ thuật, nâng tạ cũng là một bài tập tốt cho tim mạch”.

2. Ngủ đủ giấc

Nên ngủ đủ giấc mỗi ngày

Nên ngủ đủ giấc mỗi ngày

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định hormone. Khi bạn ngủ không đủ, cơ thể sẽ tiết ra nhiều ghrelin (hormone gây cảm giác đói) và giảm leptin (hormone tạo cảm giác no). Điều này khiến bạn dễ ăn nhiều, nhanh đói và khó kiểm soát cơn thèm ăn.

Thiếu ngủ còn làm tăng cortisol (hormone gây căng thẳng). Cortisol cao khiến cơ thể rơi vào trạng thái “khủng hoảng năng lượng”, dễ dẫn đến việc thèm ăn thực phẩm giàu đường, tinh bột, vốn là nguyên nhân gây rối loạn đường huyết và tăng cân.

Bác sĩ Seeman chia sẻ: “Sau một đêm mất ngủ, tôi cảm thấy mình ăn uống mất kiểm soát. Hôm sau, tôi thường thèm đồ ăn nhanh”.

Với những người làm việc ban đêm, việc ngủ đủ là điều khó thực hiện. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến nghị nên duy trì thói quen ngủ nghỉ điều độ. Bà thường thực hành thở sâu trước khi ngủ và cố gắng đi ngủ sớm hơn 1–2 tiếng để bù lại những ngày thiếu ngủ.

3. Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Ưu tiên sức khỏe tinh thần

Ưu tiên sức khỏe tinh thần

Căng thẳng kéo dài khiến cơ thể tiết ra nhiều cortisol, từ đó làm tăng insulin và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển hóa đường. Hậu quả là bạn dễ thèm đồ ngọt, ăn nhiều hơn và có nguy cơ rối loạn nội tiết tố. Cortisol cao cũng là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, tạo thành vòng lặp bất lợi cho sức khỏe.

Để cải thiện, bác sĩ Seeman khuyên nên dành thời gian mỗi ngày để thư giãn hệ thần kinh phó giao cảm – hệ thống giúp cơ thể phục hồi. Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất là tập thở sâu.

“Chỉ cần vài phút tập thở mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy tinh thần vững vàng hơn,” bà nói. Bà thường hướng dẫn bệnh nhân của mình tập thở chậm và sâu ở bất kỳ đâu: trong xe, ở bàn làm việc hay thậm chí trong nhà vệ sinh.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy thiền chánh niệm có thể giúp giảm cortisol, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố tự nhiên.

 
Đào Dung (Theo mindbodygreen)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết