Những dấu hiệu thầm lặng cảnh báo cơ thể xuất hiện cục máu đông
Có cục máu đông trong não có nên dùng TPCN Nattospes?
Quá nhiều sắt trong cơ thể gây cục máu đông?
6 cách đơn giản giúp ngăn ngừa cục máu đông
Dùng sản phẩm nào để ngăn ngừa cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ?
Chuột rút: Những người bị cục máu đông ở chân thường bị chuột rút hoặc đau như chuột rút. Đau chân và chuột rút có thể là hậu quả của huyết khối tĩnh mạch sâu, khi cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chính, ở các chi dưới. Việc bỏ qua dấu hiệu của cục máu đông ở chân có thể dẫn đến thuyên tắc phổi, một tình trạng nguy hiểm. Thuyên tắc phổi có thể xảy ra nếu một phần cục máu đông ở chân bị vỡ ra và di chuyển đến phổi.
Da đổi màu: Cục máu đông làm gián đoạn lưu lượng máu và có thể dẫn đến da bị đổi màu, đó là một triệu chứng phổ biến của cục máu đông. Nếu một vùng da ở chân chuyển màu đỏ hoặc có màu khác, thì có thể là do cục máu đông gây ra, cần đi khám ngay.
Da ấm nóng khi chạm vào: Một triệu chứng cục máu đông phổ biến khác là sự thay đổi nhiệt độ nơi xuất hiện cục máu đông. Giống như sự đổi màu, sự gián đoạn lưu lượng máu cũng dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ. Nếu sự thay đổi nhiệt độ này không khỏi và có tiền sử nguy cơ đông máu cao, hãy đi khám ngay.
Sưng: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), sưng ở cánh tay, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc chân là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của cục máu đông xuất hiện.
Đau lưng: Đau lưng thường do nhiều nguyên nhân, nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu cục máu đông hình thành ở vùng xương chậu hoặc ở tĩnh mạch chủ dưới - là tĩnh mạch bụng chính. Theo Đại học Tim mạch Mỹ, khoảng 2,6 - 4% người bị huyết khối tĩnh mạch sâu bị huyết khối tĩnh mạch chủ dưới. Mặc dù hiếm gặp, nhưng loại cục máu đông này có thể dẫn đến thiệt hại vĩnh viễn nếu không được điều trị, vì cắt mất nguồn máu đến tứ chi.
Đổ quá nhiều mồ hôi: Mồ hôi đổ quá nhiều kèm với các triệu chứng kể trên có thể là một trong những dấu hiệu của cục máu đông ở phổi hoặc tim mà bạn không nên bỏ qua. Đây là những loại cục máu đông rất nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức.
Khó thở: Theo CDC, thuyên tắc phổi có thể gây ra các triệu chứng như thở dốc, khó thở và đau ngực, cần sự can thiệp y tế ngay. Ngoài việc ngồi lâu, các yếu tố nguy cơ khác của huyết khối tĩnh mạch sâu và hình thành cục máu đông là chấn thương bao gồm gãy xương và phẫu thuật; bệnh mạn tính như bệnh tim và phổi; người nằm một chỗ quá lâu; mang thai...
Bình luận của bạn