Các vi phạm trong quản lý TPCN hiện nay chủ yếu là vi phạm trong quảng cáo
Đảm bảo hiệu quả "Tháng hành động vì chất lượng VSATTP" năm 2015
Phát hiện 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm VSATTP
Xử lý nhiều cơ sở, sản phẩm vi phạm ATTP
Chỉ định 8 cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về ATTP
Từ đầu năm đến nay, Cục An toàn thực phẩm – cơ quan quản lý trực tiếp ngành thực phẩm chức năng (TPCN), đã có những hành động “mạnh tay” trong việc kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN. Động thái này đã góp một phần nhỏ phần làm “trong sạch” ngành TPCN. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Thanh Phong, còn rất nhiều việc phải làm.
Chủ yếu là vi phạm trong quảng cáo
Thưa TS. Nguyễn Thanh Phong, ông đánh giá thế nào về tình trạng vi phạm quảng cáo TPCN trong thời gian qua? Phải chăng, các vi phạm về quảng cáo TPCN đang là lỗi vi phạm chính của nhà sản xuất, kinh doanh?
Đúng vậy, vi phạm quảng cáo về TPCN là một trong những vi phạm chủ yếu đối với những hành vi vi phạm kinh doanh TPCN. Có những đợt thanh tra chuyên ngành về TPCN, số vi phạm về quảng cáo chiếm hơn 53% tổng số các vi phạm. Từ đầu năm đến nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp chịu phạt với số tiền không nhỏ vì những vi phạm dạng này. Thậm chí, đã có doanh nghiệp bị rút giấy phép quảng cáo vì tái phạm nhiều lần.
Vậy, những vi phạm về quảng cáo TPCN thường gặp là gì, thưa ông?
Có 2 dạng vi phạm phổ biến trong quảng cáo là: Cho đăng các mẫu quảng cáo mà doanh nghiệp không/chưa gửi hồ sơ thẩm định nội dung quảng cáo đến cơ quan chức năng và quảng cáo không đúng với nội dung được cơ quan chức năng thẩm định.
Quảng cáo đúng, chính xác về công dụng sản phẩm giúp người tiêu dùng chọn đúng sản phẩm (Ảnh Internet)
Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự “bùng nổ” vi phạm quảng cáo này, thưa ông?
“Hiện nay, có không ít tờ báo, có cả các báo ngành của Bộ Y tế, bị “liên đới” – bị Bộ Thông tin Truyền thông phạt – vì những vi phạm quảng cáo của các đơn vị sản xuất, kinh doanh TPCN”.
TS. Nguyễn Thanh Phong
Nguyên nhân đầu tiên là các doanh nghiệp kinh doanh TPCN muốn bán được nhiều sản phẩm (vì lợi nhuận) cho nên cố tình quảng cáo không đúng với nội dung, bản chất vốn có của sản phẩm, làm người tiêu dùng hiểu sai công dụng của sản phẩm, mua sản phẩm nhiều hơn mà thực sự là họ không được hưởng những giá trị lợi ích đích thực từ đó.TS. Nguyễn Thanh Phong
Nguyên nhân thứ hai là từ những người phát hành quảng cáo. Cụ thể một số báo đài, nhà in, nhà xuất bản... nhận hợp đồng, nhận in tài liệu không thực hiện đúng luật xuất bản. Theo quy định của pháp luật chỉ được phép quảng cáo những nội dung về TPCN đã được cơ quan y tế thẩm định, quảng cáo đúng với nội dung đã được thẩm định. Luật xuất bản quy định rất rõ đối với những nhà in khi in tài liệu phải có giấy phép, ghi trên từng ấn phẩm giấy phép số bao nhiêu, số lượng bao nhiêu bản, in trên bao nhiêu bản, in tại nhà in nào...?
Đủ chế tài nhưng vẫn khó xử lý!
Doanh nghiệp quảng cáo sai họ phải chịu trách nhiệm thì đã rõ, nhưng chả lẽ mỗi mình doanh nghiệp chịu điều này thôi sao?
Tất nhiên cũng có một phần thiếu sót của cơ quan quản lý. Có những nơi, qua thanh tra kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp vi phạm rất nhiều nhưng xử lý rất ít.
Họ ngại điều gì mà lại “giơ cao đánh khẽ” vậy, thưa ông?
Nguyên nhân có thể do nể nang hoặc trình độ cán bộ tiến hành xử lý, xử phạt còn hạn chế. Tuy nhiên, chắc chắn trong thời gian tới tình trạng nể nang này sẽ khó có thể tồn tại.
TS. Nguyễn Thanh Phong
Có ý kiến cho rằng, cán bộ làm công tác thanh kiểm tra có phạt nhiều thì cũng nộp hết về ngân sách Nhà nước nên dẫn đến tình trạng “nể nang” như ông vừa nói hoặc cũng không “khuyến khích” được người xử phạt. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Đúng là hiện tại tiền xử phạt nộp về ngân sách Nhà nước hết nhưng cán bộ thanh tra đã có lương. Họ phải hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tất nhiên, nếu được trích lại một phần số tiền xử phạt như một số ngành khác để trang bị phương tiện hoạt động chứ chưa nói đến chuyện bồi dưỡng cho cán bộ tham gia công việc này cũng là điều rất tốt.
Vâng, trong khi chờ “điều kỳ diệu” đó xảy ra, ông có tin vì chế tài xử phạt quá thấp nên không đủ sức răn đe những vi phạm này?
Tôi cho rằng không phải vậy. Hành lang pháp lý về việc quản lý TPCN tương đối đầy đủ có luật, nghị định riêng, một loạt thông tư phục vụ cho việc quản lý TPCN. Đặc biệt, Nghị định 178 về xử phạt vi phạm ATTP có mức phạt rất cao, mức tiền phạt khoảng từ 25 - 50 triệu đồng. Ngoài ra còn có hình phạt bổ sung như tước giấy phép, công bố tên sản phẩm, tên doanh nghiệp vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang web của Cục ATTP cho cộng đồng biết.
Cơ quan chức năng được trang bị “vũ khí hạng nặng” như vậy nhưng tình trạng vi phạm về quảng cáo TPCN vẫn diễn ra, có lẽ người tiêu dùng nên phải biết tự bảo vệ mình. Nhưng có lẽ xin ông nói về hậu quả của việc quảng cáo TPCN sai để người tiêu dùng biết.
TPCN là hàng hóa đặc biệt, do vậy khi quảng cáo TPCN gian dối sẽ gây thiệt hại tiền của và quan trọng hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Vậy thì đáng lo thật. Thưa ông, trong trường hợp người tiêu dùng sử dụng phải sản phẩm TPCN quảng cáo sai sự thật, họ có thể kiện ra tòa?
Tất nhiên. Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh TPCN quảng cáo sai sự thật, người tiêu dùng có quyền khiếu nại đến Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, thậm chí là kiện ra tòa án.
Trân trọng cảm ơn ông!
“Riêng ở Cục An toàn thực phẩm từ đầu năm đến nay tiến hành xử phạt, thu về hơn 1 tỷ số tiền vi phạm TPCN. Quan trọng hơn, xử lý vi phạm đối với quảng cáo là một trong những nội dung Cục đặt trọng tâm của hoạt động thanh tra kiểm tra trong năm nay và một vài năm tới. Hiện nay có 4 đoàn của Bộ Y tế tiến hành thanh kiểm tra tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước”.
TS. Nguyễn Thanh Phong khẳng định
TS. Nguyễn Thanh Phong khẳng định
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện
Bình luận của bạn