- Chuyên đề:
- Ngăn ngừa vẩy da
Ánh sáng mặt trời là một trong những cách giúp cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả
Cách phân biệt, xử trí vảy nến da đầu và gàu tóc
Vảy nến da đầu và tất tần tật những điều nên biết
Cách bảo vệ hệ miễn dịch ở người bệnh vảy nến thể mảng
“Sống chung” với bệnh vảy nến thể mảng như thế nào?
TS.BS. Martin Scurr - Trưởng Ban biên tập chuyên mục y tế cho tờ Daily Mail (Anh), trả lời:
Chào bạn!
Bệnh vảy nến thể giọt (guttate psoriasis) là một bệnh ngoài da, thường được kích hoạt bởi một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, điển hình là liên cầu khuẩn (viêm họng liên cầu khuẩn). Bên cạnh đó, bệnh vảy nến thể giọt cũng có thể là do di truyền.
Khi bị bệnh, nhiều đốm đỏ, thường có kích thước từ 2mm đến 15mm, bắt đầu xuất hiện trên cơ thể, bao gồm cả ở mặt, bàn tay và bàn chân. Trong một số trường hợp, nó có thể gây ngứa ngáy.
Khoảng 60% các trường hợp mắc bệnh vảy nến thể giọt sẽ tự khỏi trong vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, trong khoảng 2/3 trường hợp còn lại, nó có thể gây ra bệnh vảy nến thể mảng mạn tính, với các mảng da có vảy lớn hơn, ngứa và nổi lên do sản xuất quá mức các tế bào da.
Bệnh vảy nến thể mảng có yếu tố di truyền mạnh. Bạn có nói trong bức thư của mình rằng bạn cũng bị mắc căn bệnh này và tôi nghi ngờ rằng em gái của bạn cũng có thể bị vảy nến thể mảng.
E45 là một loại kem dưỡng ẩm có thể giúp làm dịu da nhưng không giải quyết được nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, corticosteroid (bôi dưới dạng kem) hoặc calcipotriol (một loại thuốc mỡ có nguồn gốc từ vitamin D), có thể giúp làm giảm tình trạng viêm cơ bản của cả bệnh vảy nến thể mảng và vảy nến thể giọt. Ngoài ra, còn có một loại thuốc bôi ngoài da kết hợp chứa betamethasone (một loại thuốc steroid) và calcipotriol, được gọi là dovobet. Một trong những bất tiện khi điều trị bệnh bằng các loại thuốc trên là tình trạng mảng đỏ có xu hướng phân bố khắp trên cơ thể, khiến việc áp dụng hàng ngày tương đối không thực tế.
Một phương pháp điều trị thay thế là quang trị liệu, bao gồm việc để da tiếp xúc với một bước sóng cụ thể của ánh sáng cực tím làm chậm sự thay đổi của tế bào da. Điều quan trọng là cần tìm được một đơn vị chuyên khoa da liễu uy tín, an toàn.
Bên cạnh đó, em gái bạn nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong tối đa 10 phút, điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Thời điểm tốt nhất là từ 7-9h sáng. Lưu ý, hãy chắc chắn rằng em gái của bạn luôn thoa kem chống nắng và không ở ngoài lâu hơn thời gian trên để tránh bị cháy nắng.
Để đạt hiệu quả cao nhất, tôi khuyên bạn nên gặp bác sỹ lần nữa để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn