Một số căn bệnh có thể là nguyên nhân gây béo phì
Mới 22 tuổi đã mắc đái tháo đường type 2 do béo phì
Vì sao người bị béo phì dễ mắc đái tháo đường type 2?
6 dấu hiệu cảnh báo bạn bị béo phì
Liệu pháp mới giúp điều trị béo phì và đái tháo đường type 2
Suy giáp
Suy giáp là khi tuyến giáp hoạt động kém hơn và tiết ra ít hormone hơn mức cần thiết. Tuyến giáp chịu trách nhiệm trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đó là lý do tại sao mức hormone tuyến giáp thấp có thể gây béo phì. Suy giáp ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Trầm cảm
Trầm cảm là vấn đề sức khỏe tâm thần nhưng cũng ảnh hưởng đến thể chất của người bệnh. Trầm cảm không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề về cảm xúc và thể chất, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống của người bệnh. Một trong những biến chứng phổ biến nhất liên quan đến trầm cảm chính là thừa cân, béo phì. Ngoài ra, người bệnh trầm cảm cũng có nguy cơ mắc bệnh tim và đái tháo đường.
Hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing có thể làm gia tăng nguy cơ béo phì
Hội chứng Cushing còn được gọi là bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát là một chứng bệnh rối loạn nội tiết tố hiếm gặp xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với quá nhiều cortisol trong máu. Cortisol được sản sinh bởi tuyến thượng thận là một hormone giúp cơ thể điều hòa huyết áp và phản ứng lại với stress. Tuy nhiên, có quá nhiều cortisol sẽ gây ra sự biến đổi bất thường ở cơ thể. Hội chứng Cushing có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, loãng xương và béo phì.
Hội chứng chuyển hóa (hội chứng X)
Hội chứng chuyển hóa là tình trạng kháng insulin hoặc tăng insulin trong máu (nồng độ insulin quá cao). Hội chứng X có thể gây tăng cân và béo phì. Đây là một nhóm các tình trạng sức khỏe bắt nguồn từ kháng insulin. Khi cơ thể kháng insulin, các hormone sẽ ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất và dẫn đến béo phì.
Bình luận của bạn