- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Béo phì có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2
Giảm cân - Bí quyết để kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2!
7 sự thật đáng sợ bạn nên biết về bệnh đái tháo đường
5 cách kiểm soát đái tháo đường type 1 trong thời kỳ mang thai
Tại sao người bị đái tháo đường nên đi bơi nhiều hơn?
Một người được xác định là bị béo phì khi có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên. Béo phì có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.
Béo phì được xác định là nguyên nhân của hàng loạt căn bệnh mạn tính không lây như bệnh tim, ung thư và đặc biệt là đái tháo đường type 2.
Theo các nghiên cứu, các chất hóa học được giải phóng thông qua các tế bào mỡ (chất béo tích tụ trong cơ thể) sẽ làm giảm độ nhạy insulin và làm tăng kháng insulin, từ đó dẫn tới bệnh đái tháo đường type 2.
Béo phì cũng có thể làm rối loạn khả năng chuyển hóa chất béo của cơ thể, ảnh hưởng tới khả năng trao đổi chất. Các phân tử chất béo trong máu được giải phóng bởi các mô mỡ. Theo các nhà khoa học, béo phì nếu không được kiểm soát có thể gây ra tiền đái tháo đường và dần dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2.
Béo phì có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2 trong thời gian ngắn
Các nhà khoa học tin chắc rằng, có một mối liên hệ giữa béo phì và đái tháo đường type 2. Trong một thời gian tương đối ngắn, béo phì có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2.
Bằng việc giảm cân, bạn có thể cải thiện độ nhạy insulin, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, ung thư... Một số cách để giảm cân được các chuyên gia khuyến cáo, gồm:
- Chia nhỏ bữa ăn và tuyệt đối không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.
- Từ bỏ những thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn thức ăn vặt, thức ăn chứa nhiều gia vị cay và dầu mỡ; Cắt giảm đồ uống có gas.
- Ăn trái cây và rau củ thường xuyên, hạn chế ăn ngũ cốc đã chế biến.
Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn