4 dấu hiệu cảnh báo thiếu vitamin D, cách bổ sung thế nào?

Một số thực phẩm có thể giúp bạn bổ sung lượng vitamin D cần thiết

Vitamin D giúp hạ huyết áp ở nhóm người cao tuổi?

Podcast: Lưu ý khi bổ sung vitamin D cho trẻ em

Podcast: Cho trẻ bổ sung vitamin D thế nào để tránh ngộ độc, quá liều?

Có nên bổ sung vitamin D mỗi ngày?

Triệu chứng thiếu hụt vitamin D

Vitamin D, thường được gọi là "vitamin ánh nắng", rất quan trọng đối với sức khỏe xương, hệ miễn dịch và tâm trạng. Nếu mức vitamin D giảm đáng kể có thể xuất hiện một số triệu chứng dưới đây:

Đau cơ và xương

Nồng độ vitamin D thấp có thể gây ra tình trạng yếu cơ, chuột rút và đau xương. Theo trang Yale Medicine, bạn thường sẽ cảm thấy yếu cơ ở cánh tay trên, hông và đùi, điều này có thể khiến bạn đi lạch bạch từ bên này sang bên kia. Co thắt cơ, co giật và run rẩy cũng là dấu hiệu cần chú ý.

Gãy xương

Tiền sử gãy xương hoặc nứt xương cũng có thể báo hiệu bạn bị thiếu vitamin D. Thiếu hụt vitamin D trong thời gian dài dẫn đến loãng xương - một căn bệnh gây mất mật độ xương - có thể làm tăng nguy cơ gãy xương và nứt xương.

Trầm cảm

Nồng độ vitamin D thấp cũng có liên quan đến chứng trầm cảm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung vitamin D giúp giảm các triệu chứng trầm cảm ở người lớn bị trầm cảm. Tuy nhiên, việc bổ sung chỉ có ích ở những người không bị thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng.

Mệt mỏi

Cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường có thể là do bạn đang thiếu vitamin D. Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy, khi được bổ sung vitamin D3, những người trong nghiên cứu cảm thấy ít mệt mỏi hơn trước, so với nhóm dùng giả dược.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ để thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời (nếu cần).

Nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày?

Lượng vitamin D cần bổ sung mỗi ngày sẽ khác nhau tùy theo từng người. Tuy nhiên, liều khuyến cáo hàng ngày để duy trì mức vitamin D là 10 mcg cho trẻ sơ sinh và 15 mcg cho trẻ từ 1 đến 70 tuổi. Sau 71 tuổi, liều khuyến cáo là 20 mcg mỗi ngày.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị thiếu hụt, bác sĩ có thể giúp xác định xem bạn có cần bổ sung hay không và liều lượng nên là bao nhiêu. Lưu ý, việc tự ý bổ sung quá nhiều vitamin D có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón, khô miệng, buồn nôn, nôn, lú lẫn, khát nước quá mức và sỏi thận.

Làm thế nào để tăng lượng vitamin D?

Cách đơn giản nhất để bổ sung vitamin D là thông qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các chuyên gia khuyến cáo thời gian tắm nắng phù hợp nhất để da có thể hấp thụ vitamin D là vào khoảng 9 - 10 giờ sáng hoặc từ 3 - 4 giờ chiều.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng vitamin D qua chế độ ăn uống. Những thực phẩm giàu vitamin nên bổ sung gồm: Cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu…), trứng, sữa, nước cam, một số loại ngũ cốc và yến mạch.

 
Lê Tuyết (Lược dịch theo Yahoo)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp