Hiện vẫn còn khá nhiều phụ huynh băn khoăn việc nên hay không nên bổ sung cho con vitamin D3 K2
Bổ sung vitamin D bằng Vitamin D2 hay D3 tốt hơn?
Bổ sung vitamin D hiệu quả, chọn vitamin D3 hay vitamin D2?
Nghiên cứu mới: Vitamin D3 tốt hơn vitamin D2
5 lý do khiến bạn khiến bạn thiếu hụt vitamin D3 và B12
Phát triển xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em
Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, thời điểm trẻ phát triển chiều cao nhiều nhất là nằm trong khoảng 1000 ngày đầu đời với mức tăng trung bình là 25cm. Sau đó từ khoảng 2 đến 11 tuổi, chiều cao mỗi năm trung bình tăng từ 5 tới 7cm. Đến tuổi tiền dậy thì, ngưỡng phát triển chiều cao của trẻ có thể ở mức 8cm với bé gái và 10cm với bé trai.
Trên thực tế, chiều cao của người Việt đang đứng thứ 153/201 quốc gia trên toàn thế giới và đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam á (trung bình nam giới 168,1cm – nữ giới 156,26cm năm 2020). Đây là những chỉ số được cho là khá khiêm tốn nhưng cũng cho thấy còn nhiều tiềm năng để cải thiện.
Tại hội thảo “Tổng quan về vai trò của Vitamin D3 và Vitamin K2 trong cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao trẻ em”, TS.BS. Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, đã chia sẻ một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển xương như:
- Yếu tố gene di truyền
- Rối loạn đường ruột
- Rối loạn giấc ngủ
- Trẻ tiếp xúc với thuốc lá thụ động
- Vấn đề cơ và mỡ…
Trong đó, TS.BS. Trương Hồng Sơn nhấn mạnh yếu tố mấu chốt chính là sự thiếu hụt vitamin D3 K2 trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.
Vai trò của vitamin D3 K2 với sức khoẻ xương và phát triển chiều cao
Vitamin D3
Tại hội thảo, TS Trương Hồng Sơn chia sẻ, vitamin D mang lại nhiều tác dụng trong việc giúp xương chắc khoẻ, tăng cường hệ miễn dịch, dự phòng ung thư và giảm nguy cơ tĩnh mạnh.
Trong số các dạng vitamin D, vitamin D3 được đánh giá là có hoạt tính sinh học cao nhất, đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình hấp thu calci. Vitamin D3 là một hợp chất tan trong dầu, sau khi được chuyển hóa thành dạng hoạt tính sẽ kích hoạt cơ chế vận chuyển calci, đưa calci vào máu. Sự có mặt của chất béo trong chế độ ăn hỗ trợ quá trình hấp thu vitamin D3, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng calci của cơ thể. Trải qua một quá trình dài hấp thu và chuyển hoá, calci mới có thể đến được các tế bào xương và thực hiện chức năng cải thiện sức khoẻ xương khớp.
Theo đó, ngoài tắm nắng thì thực phẩm cũng là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào. Tiêu biểu như: trứng, dầu gan cá tuyết, cá hồi, cá kiếm, nấm, sữa, sữa chua, nước cam, phô mai, bơ,…
TS.BS. Trương Hồng Sơn cũng khẳng định, đối với trẻ sơ sinh thì vitamin D có trong sữa mẹ là rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Chính vì vậy, cần bổ sung vitamin D cho trẻ ngay từ lúc lọt lòng.
Tuy nhiên, cần lưu ý với trẻ dưới 18 tuổi thì nhu cầu vitamin D hàng ngày ở mức 400IU, ngưỡng tiêu thụ tối đa dao động từ 1000-4000 IU tuỳ độ tuổi.
Vitamin K2
Vitamin K được chia thành 3 loại: K1, K2 và K3. Trong đó, vitamin K1 chủ yếu tham gia vào quá trình đông máu và vitamin K2 thì có vai trò quan trọng hơn trong việc duy trì sức khỏe xương và tim mạch.
Sau khi được hấp thu ở ruột non và chuyển hóa tại gan, vitamin K2 sẽ tham gia vào việc kích hoạt các protein liên quan đến quá trình khoáng hóa xương. Nhờ đó, calci được vận chuyển và cố định vào xương một cách hiệu quả, giúp tăng cường mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương. Bên cạnh đó, vitamin K2 còn còn giúp điều hòa lắng đọng calci, ngăn ngừa vôi hoá động mạch.
Theo TS.BS. Trương Hồng Sơn, vitamin K2 có nhiều trong các loại thực phẩm như: Đậu natto Nhật Bản, gan ngỗng, gan gà, đùi gà, chân ngỗng, cánh gà, má đùi gà, xúc xích lợn, bơ, salami, kem béo, trứng,…
Mức vitamin K2 được khuyến nghị thường từ 25-100mcg. Một số nghiên cứu đưa ra liều 45-50mcg/ngày cho trẻ em. Tuy nhiên, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA), Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa đưa ra khuyến nghị về mức tối đa và tối thiểu cho việc bổ sung vitamin K2. “Chưa có một tài liệu nào khẳng định, thừa vitamin K2 sẽ gây bệnh”, GS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh.
GS. Nguyễn Tiến Dũng cũng chia sẻ, vitamin D3 K2 là một “bộ đôi” song hành, có tác dụng và nhiệm vụ tương đương nhau. Nếu như vitamin D3 có vai trò hấp thu calci từ ruột vào máu thì vitamin K2 sẽ chuyển calci từ máu vào xương.
Giải đáp những “hiểu lầm” xoay quanh bộ đôi vitamin D3 K2
Việt Nam là nước nhiệt đới, có nhiều ánh nắng, trẻ em không bị thiếu vitamin D nên không cần bổ sung vitamin D: 40-50% dân số thế giới, bao gồm cả các nước nhiệt đới bị thiếu vitamin D. Để cung cấp đủ nhu cầu của trẻ, ngoài tắm nắng đúng cách, cần bổ sung vitamin D từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày và các chế phẩm bổ sung vitamin D.
Bổ sung vitamin D3 K2 có thể khiến trẻ khó ngủ: Hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy vitamin D3 và K2 gây nên tình trạng mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. GS.TS Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ, nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ rất đa dạng, vì vậy phụ huynh không nên quy chụp trẻ mất ngủ là do D3 K2.
Trẻ nhỏ không bị thiếu vitamin K nên không cần bổ sung: Tình trạng thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phổ biến trên toàn thế giới bao gồm cả Việt Nam. Trẻ cần được bổ sung vitamin K (K1 và K2) sớm ngay từ lúc lọt lòng để dự phòng các vấn đề sức khoẻ nguy hiểm.
Bình luận của bạn