Làm chủ cảm xúc là yếu quyết thứ 3 để khỏe mạnh hơn
4 yếu quyết giúp bạn luôn khỏe mạnh (P.1)
Video: Hãy ăn sáng với trứng và thịt
Tập thể dục làm tăng tuổi thọ ở người già
Cách đơn giản giúp cân bằng hormone cho cơ thể
1. Hãy suy nghĩ tích cực
Thật ngạc nhiên! Luôn suy nghĩ tích cực là một trong những cách giúp bạn luôn khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, suy nghĩ tích cực không chỉ giúp bạn có thái độ lạc quan để đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống mà nó còn giúp củng cố hệ thống miễn dịch có thể chống lại cảm lạnh và các bệnh tim mạch.
Để làm được điều này, cần loại bỏ những suy nghĩ xấu xung quanh bạn và thay vào đó là những suy nghĩ tích cực trong cuộc sống. Lặp lại một cách thường xuyên sẽ giúp trí não lập ra một cơ chế phản xạ tự nhiên giúp bạn luôn có một cái đầu bình tĩnh trước những khó khăn mà bạn có thể gặp phải.
2. Hãy hài lòng
Hãy hài lòng với những gì mà mình đang có, đơn giản hóa vấn đề bạn đang gặp phải và cho phép bản thân được nghỉ ngơi thư giãn vào những ngày nghỉ. Cầu toàn là một đức tính tốt nhưng quá cầu toàn lại có thể trở thành nhược điểm khiến bạn dễ bị stress và tổn thương tinh thần.
Ở đây, WikiHow không khuyên bạn hãy buông xuôi mọi việc xung quanh mà khuyên bạn cần cân bằng giữa thời gian làm việc và vui chơi, đó chính là yếu quyết giúp bạn luôn khỏe mạnh về mặt tâm trí.
3. Tiến từng bước một
Khi chúng ta tập trung vào những mục tiêu không thể đạt được, chúng ta sẽ cảm thấy thất vọng và lười biếng. Vì vậy, tại sao chúng ta phải cố gắng để đạt được một cái gì đó mà nó sẽ không bao giờ xảy ra? Có một tư duy thực tế và lành mạnh chính là cách giúp bạn ít bị những cú sốc tâm trí và có được sức khỏe tâm lý ổn định.
Cảm xúc hạnh phúc sẽ dễ dàng đạt được hơn nếu bạn tập trung đi từng bước nhỏ trên đường đời. Điều đó có nghĩa, hãy tích lũy từ từ kiến thức và kinh nghiệm và tiến dần dần tới mục tiêu trong mơ.
Luôn suy nghĩ tích cực trong công việc là một trong những cách giúp bạn luôn khỏe mạnh
4. Quản lý căng thẳng
Căng thẳng khiến tâm trí bạn trở nên lộn xộn và mất kiểm soát. Tốt nhất, hãy dành cho mình khoảng năm phút suy nghĩ về mức độ căng thẳng của bạn và làm thế nào để quản lý được nó. WikiHow khuyến cáo, một cách rất lành mạnh để quản lý căng thẳng chính là tập yoga. Nếu bạn không có thời gian tập yoga hoặc cảm thấy nó quá khó khăn, hãy thử tắt điện, ngồi khoanh chân và thở đều trong bóng tối 10 phút mỗi ngày cũng có hiệu quả làm giảm căng thẳng rất tốt.
5. Lựa chọn bạn bè một cách khôn ngoan
Mối quan hệ bạn bè vừa có tác động tốt vừa có tác động xấu tới mặt tâm lý tình cảm. Nếu bạn có những người bạn tốt thì điều đó quả thật là tuyệt vời bởi họ sẽ giúp bạn điều hòa, ổn định những căng thẳng trong cuộc sống. Ngược lại, bạn của bạn cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây sang chấn tâm lý (chẳng hạn như lừa lọc, lợi dụng…). Do vậy, việc “chọn bạn để chơi” luôn luôn đúng không chỉ khi bạn còn nhỏ mà nó cũng “chuẩn không cần chỉnh” khi bạn đã trưởng thành hay về già.
6. Tự động viên chính bản thân và đặt ra danh sách công việc phải làm
Một trong những cách để có được sức khỏe cảm xúc ổn định chính là tự động viên chính bản thân. Với mọi sự vật, sự việc, nếu bạn đặt tâm trí của bạn vào đó và tự nhủ với bản thân mình có thể làm được, bạn chắc chắn có thể làm được điều đó. Tiếp đến, hãy vạch ra một danh sách kế hoạch chi tiết cho công việc bạn phải làm. Điều này giúp bạn cảm thấy không còn bị mông lung và hình dung được rõ ràng hơn công việc này.
7. Nghỉ ngơi một lát
Điều này cũng tương tự như bước "Hãy Hài lòng". Nếu cảm thấy mình không thể làm được lúc này, hãy dừng công việc bạn đang làm và đi ra ngoài hít thở không khí. Ngoài ra, tập thể dục sẽ giúp giảm bớt căng thẳng và giúp bạn lấy lại động lực để tiếp tục làm việc.
8. Cân bằng cảm xúc
Tuyệt đối không được để cảm xúc nhất thời làm lu mờ lý trí của bạn. Nếu vấn đề mở rộng sâu hơn, bạn có thể cần phải học cách đối phó với nỗi đau tinh thần, thậm chí là trầm cảm. Im lặng, hít thở sâu và tránh mặt đi một lát là cách để chế ngự những cảm xúc không mong muốn có thể khiến bạn hối hận sau này.
Bình luận của bạn