5 bệnh thường gặp do thiếu vitamin D

Vitamin D được hấp thụ chủ yếu thông qua tiếp xúc giữa da với ánh sáng mặt trời

Có nên bổ sung vitamin cho bé?

Người ăn chay bổ sung vitamin D bằng cách nào?

Phụ nữ có nguy cơ cao đa xơ cứng nếu thiếu vitamin D

Những loại vitamin tốt nhất cho phụ nữ mãn kinh

1. Bệnh mất trí nhớ

Theo nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Neurology tháng 8/2014, thiếu vitamin D ở mức trung bình và cao có liên quan đến sự gia tăng gấp đôi nguy cơ đối với một số dạng bệnh mất trí nhớ, trong đó có Alzheimer. Hiệp hội Bệnh Alzheimer Hoa Kỳ nhận định, Alzheimer là dạng bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% các trường hợp sa sút trí tuệ.

Nghiên cứu trên đã phân tích hơn 1.600 người từ độ tuổi ngoài 65, không có biểu hiện của bệnh mất trí nhớ vào giai đoạn đầu nghiên cứu. So với những người nồng độ vitamin D bình thường, những người nồng độ vitamin D thấp có nguy cơ bị sa sút trí tuệ hơn 53%. Đặc biệt, ở những người có nồng độ vitamin D thiếu hụt nghiêm trọng, nguy cơ đã tăng tới 125%. Riêng với Alzheimer, những người có nồng độ vitamin D thấp có nguy cơ cao hơn khoảng 70% khả năng phát triển bệnh. Với những người có nồng độ vitamin D thiếu hụt một cách nghiêm trọng, nguy cơ này tăng lên hơn 120%.

2. Ung thư tuyến tiền liệt

Nghiên cứu công bố tháng 5/2014 trên Tạp chí Clinical Cancer Research đã phát hiện mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D trong máu thấp và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông Âu-Mỹ và người Mỹ gốc Phi.

Các nhà khoa học đã xem xét mức vitamin D ở 667 người đàn ông từ 40 đến 79 tuổi - những người đang trải qua sinh thiết tuyến tiền liệt. Kết quả cho thấy, nồng độ vitamin D thấp, khiến họ có nhiều khả năng được chẩn đoán ung thư hơn những người có nồng độ vitamin D bình thường.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Ung thư tuyến tiền liệt thường xảy ra ở những người đàn ông lớn tuổi, với độ tuổi chẩn đoán trung bình là khoảng 66. Đây là loại ung thư phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho nam giới.

Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới

3. Rối loạn cương dương

Một nghiên cứu nhỏ gồm 143 đối tượng được công bố vào tháng 8/2014 trên Tạp chí Sexual Medicine chỉ ra, những người đàn ông bị rối loạn cương dương ở mức độ nghiêm trọng có nồng độ vitamin D thấp hơn đáng kể so với nam giới bị rối loạn cương dương ở mức độ nhẹ và trung bình.

Các tác giả đưa ra giả thiết rằng, thiếu vitamin D có thể góp phần làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương bằng việc cản trở tới khả năng giãn nở của các động mạch. Theo Viện Bệnh Đái tháo đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia Hoa Kỳ, rối loạn cương dương là rắc rối thường gặp nhất liên quan đến chức năng tình dục ở nam giới. Bệnh có thể xuất phát từ các điều kiện sức khoẻ khác như: Đái tháo đường, ung thư tuyến tiền liệt và tăng huyết áp. Các biện pháp điều trị rối loạn cương dương có thể kể đến là liệu pháp thay thế hormone, tư vấn tâm lý, thay đổi lối sống: Như bỏ hút thuốc lá, hạn chế bia, rượu và duy trì một chế độ ăn uống cân bằng.

4. Bệnh tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần phân liệt là một rối loạn não nghiêm trọng. Theo Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia ở Hoa Kỳ, căn bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 1,1% người trưởng thành. Các triệu chứng của tâm thần phân liệt, thường xuất hiện ở độ tuổi 16 - 30, bao gồm ảo giác, nói không mạch lạc, có hiện tượng cách ly với gia đình, bạn bè và gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý.

Những người thiếu vitamin D có nguy cơ chẩn đoán tâm thần phân liệt cao gấp đôi so với những người bổ sung đầy đủ vitamin D, theo nghiên cứu tháng 10/2014 trên Tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism. Kết quả này dựa trên những xem xét từ 19 nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa bệnh tâm thần phân liệt và nồng độ vitamin D. Hiện, chưa có biện pháp điều trị dứt điểm cho bệnh tâm thần phân liệt, mà chỉ có các biện pháp giúp quản lý triệu chứng, bao gồm thuốc men và tâm lý trị liệu.

5. Bệnh tim mạch

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nồng độ vitamin D thấp trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhưng các nhà khoa học hiện vẫn chưa hiểu rõ nếu bổ sung nó liệu có thể làm giảm nguy cơ hay không. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bằng cách duy trì cân nặng khỏe mạnh, tập thể dục đều đặn, duy trì chế độ dinh dưỡng giàu thịt nạc, hoa quả và các loại rau.

Bạn cần bao nhiêu vitamin D, và bạn nhận được nó như thế nào?

Mặc dù một số thực phẩm như sữa, lòng đỏ trứng, các loại cá,… có thể giúp bạn có được vitamin D2 (hoặc ergocalciferol), tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có thể giúp bạn bổ sung vitamin D3 (cholecalciferol). Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể giúp cơ thể hấp thụ calci tốt hơn - một chất dinh dưỡng quan trọng cho xương chắc khỏe.

NIH cho biết, hầu hết người trưởng thành cần 600 IU vitamin D. Chỉ cần vài phút để da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời là có thể giúp bạn đáp ứng được đủ nhu cầu vitamin D trong một ngày. Do đó, cần đảm bảo việc sử dụng kem chống nắng nếu bạn dành một khoảng thời gian dài để ra ngoài trời, vì ánh nắng mặt trời dư thừa có thể góp phần làm nguy cơ ung thư da. Nếu bạn không thể nhận được ánh nắng mặt trời thường xuyên do vị trí địa lý, hoặc điều kiện thời tiết, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ về việc sử dụng vitamin D bổ sung.
M. Hiếu H+ (Theo MedicalNewToday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp