- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Đái tháo đường nếu không được kiểm soát có thể dẫn tới những biến chứng cực kỳ nguy hiểm
Béo bụng có liên quan gì tới bệnh đái tháo đường?
8 dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường nam giới không nên bỏ qua
3 thực phẩm tốt cho bệnh nhân đái tháo đường
6 loại hạt giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2
Bệnh tim mạch
Các nghiên cứu cho thấy rằng, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Theo các chuyên gia, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến sự tích tụ của các chất béo và làm tắc nghẽn các mạch máu. Điều này có thể dẫn đến cơn đau tim hoặc đột quỵ rất nguy hiểm với những người mắc bệnh đái tháo đường.
Suy thận
Các chuyên gia nội tiết cho biết, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận và các bệnh khác liên quan đến thận. Ngoài ra, tăng huyết áp và tiền sử gia đình là hai yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, có khoảng ½ người mắc bệnh đái tháo đường gặp phải các vấn đề liên quan đến thận.
Biến chứng thần kinh
Bệnh đái tháo đường có thể dẫn tới những tổn thương thần kinh, hay còn được gọi là biến chứng thần kinh đái tháo đường. Khi thành mạch máu bị thu hẹp do các mảng xơ vữa phát triển, các dây thần kinh cũng có thể bị ảnh hưởng vì chúng không nhận được đủ các chất dinh dưỡng và oxy.
Biến chứng thần kinh đái tháo đường có thể gây đau và tê hoặc ngứa ran ở chân
Biến chứng thần kinh đái tháo đường có thể gây đau và tê hoặc ngứa ran ở chân và ngón chân, cánh tay và ngón tay. Đặc biệt, biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường có thể gây đau đớn, tê bì hoặc ngứa ran ở bàn chân, ngón chân, cánh tay và ngón tay. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, khó tiêu hoặc táo bón.
Biến chứng bàn chân
Đái tháo đường có thể khiến người bệnh phải đoạn chi nếu không kiểm soát đường huyết tốt. Nguyên nhân là do mạch máu bị thu hẹp, lưu thông máu kém, suy giảm miễn dịch, giảm cảm giác nhận biết đau/nóng lạnh khiến các vết loét hoặc vết cắt ở chân lâu lành và dễ bị nhiễm trùng, thậm chí có trường hợp bị hoại tử và phải cắt cụt.
Suy giảm thị lực
Đường huyết tăng cao làm tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt, từ đó gây giảm thị lực, mờ mắt, nhức hốc mắt, nặng hơn có thể gây mù lòa nếu không được điều trị sớm. Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp cao hơn nhiều lần so với những người không mắc bệnh đái tháo đường.
Với những người mắc bệnh đái tháo đường, ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống cũng như sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, nên cân nhắc việc sử dụng các sản phẩm chứa các loại thảo dược có tác dụng hạ đường huyết như khổ qua, dây thìa canh, tảo Spirulina... để kiểm soát bệnh đái tháo đường và phòng ngừa biến chứng do đái tháo đường gây ra. Các thảo dược này cũng rất tốt để phòng ngừa bệnh đái tháo đường cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh.
Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.
Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
XNQC: 00811/2018/ATTP-XNQC
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn – Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh.
Bình luận của bạn