Chuột rút khi mang thai gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ bầu
Trước khi ăn măng cụt cần phải nắm được thông tin này
Bà bầu có được ăn lạc không?
Vì sao phụ nữ mang thai cần bổ sung calci?
7 nguyên nhân làm tăng nguy cơ sinh non bà bầu cần lưu ý!
Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân khiến chị em bị chuột rút khi mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng trọng lượng cơ thể một cách đột ngột khiến các cơ chân phải vận động hết “công suất” để nâng đỡ cơ thể, từ đó gây mỏi cơ, căng cơ quá mức. Mặt khác, khi mang thai cũng là lúc nhu cầu calci của cơ thể tăng cao, nếu không được đáp ứng đầy đủ thì cơ thể mẹ có xu hướng tự lấy calci từ xương để truyền cho bé và từ đó mẹ bầu dễ bị chuột rút.
Xử lý khi bà bầu bị chuột rút
Khi bị chuột rút mẹ bầu có thể nhờ ông xã mình massage chân để giảm cơn đau
Khi bị chuột rút, bạn cần thực hiện vài động tác đơn giản để cắt đứt cơn đau như duỗi thẳng chân, massage bắp các cơ bị co rút, kéo gót chân, cổ chân, ngón chân lại rồi hướng lên trên. Khi cơn đau đã giảm, bạn hãy đi bộ quanh nhà vài phút để tuần hoàn máu tốt. Ngoài ra, duỗi thẳng đầu gối, sau đó lại cong vểnh bàn chân về phía sau gối, gập lên trên, nhẹ nhàng xoay chân sẽ giúp giảm chứng chuột rút.
Cách phòng tránh chuột rút khi mang thai
Để không bị chuột rút mẹ bầu nên chọn tư thế nằm nghiêng
Không ngồi chéo chân quá lâu: Tư thế này có thể khiến lưu lượng máu ở chân giảm xuống. Lúc nghỉ trên giường hoặc khi nằm, bà bầu nên cố gắng cử động các ngón chân của mình để cải thiện lưu thông máu sẽ giảm bớt được chuột rút.
Thường xuyên vận động: Thường xuyên vận động vào ban ngày và trước khi đi ngủ hoặc xoay mắt cá chân, khi ngồi ăn tối hoặc xem tivi quá lâu mẹ bầu nên cử động các ngón chân. Việc này sẽ giúp đôi chân bạn được hoạt động và ngăn ngừa hiện tượng chuột rút.
Đi bộ: Theo các chuyên gia nghiên cứu về sức khỏe của phụ nữ trong thai kì. Khi mang thai, bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ 10 phút/ngày. Bài tập đơn giản này được khuyến khích cho những người phụ nữ vẫn còn đang ở trong "tam cá nguyệt" đầu tiên. Đi bộ sẽ giúp điều tiết lưu lượng máu ở chân và hạn chế tình trạng chuột rút.
Nằm nghiêng bên trái và gác cao chân khi ngủ: Cố gắng nằm nghiêng bên trái, đồng thời giữ vị trí của bàn chân của bạn cao hơn các bộ phận khác của cơ thể một chút. Đặc biệt khi nằm nghỉ ngơi hoặc khi đi ngủ, bà bầu nên gác chân lên cao để máu huyết lưu thông tốt.
Ngân châm bằng nước ấm: Bạn có thể sử dụng nước ấm ngâm chân hoặc túi sưởi đặt dưới chân để giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi cho đôi bàn chân của bạn trước khi đi ngủ.
Bổ sung calci: Điều quan trọng là mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ lượng calci cần thiết từ thực đơn hàng ngày. Khi nhu cầu calci tăng lên, mẹ có thể bổ sung thêm bằng cách uống viên calci tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sỹ. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng bất cứ loại thuốc bổ sung nào trong thời kỳ mang thai.
Bình luận của bạn