Mẹo giúp nướu khỏe mạnh

Bị tụt lợi chữa như thế nào?

Mách bạn cách chăm sóc nướu răng tại nhà

Mách bạn cách chăm sóc răng miệng phòng bệnh nướu răng

Bệnh nướu răng có thể tăng nguy cơ ung thư vú lên gấp 3 lần

Đánh răng

Bước đầu tiên để vệ sinh và chăm sóc nướu khỏe mạnh là đánh răng 2 lần mỗi ngày (sáng và tối). Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng có fluoride, đánh răng trong 2 phút (hoặc nghe một bài hát ngắn khi đánh răng để đảm bảo đủ thời gian). Lưu ý:

- Không chà mạnh, nên chải nhẹ theo vòng tròn và chiều dọc sẽ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng tụt nướu.

- Giữ bàn chải ở một góc 45 độ so với đường viền nướu và để lông bàn chải tiếp xúc với bề mặt răng và đường viền nướu. 

- Đừng quên chải lưỡi.

- Lông bàn chải bị mòn cần thay ngay, nên thay 2-3 tháng/lần.

Dùng chỉ nha khoa

Đánh răng sẽ không làm sạch hết được các thức ăn và mảng bám giữa các kẽ răng - nguyên nhân gây kích ứng nướu. Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày là cách để loại bỏ chúng đồng thời giúp răng khỏe và trắng hơn.

Hạn chế thực phẩm gây hại cho nướu

Trái cây tốt cho sức khỏe răng miệng

Trái cây tốt cho sức khỏe răng miệng

Thực phẩm có đường, nước ngọt đều tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng, gây ra bệnh nướu răng. Đặc biệt, bánh quy giòn, khoai tây chiên và trái cây sấy khô dễ dính vào răng, nếu không loại bỏ sớm sẽ gây hại cho răng miệng. Bạn nên súc miệng bằng nước ngay sau khi ăn đồ ngọt, đánh răng sau 30 phút.

Thực phẩm tốt cho nướu khỏe mạnh bạn nên ăn như các sản phẩm từ sữa và các thực phẩm giàu calci, trái cây tươi, rau củ.

Uống đủ nước

Nước bọt rất cần thiết để duy trì răng miệng khỏe mạnh và sự phát triển cân bằng của vi khuẩn. Các hạt thức ăn được di chuyển qua miệng bằng nước bọt, giúp chúng không bị mắc kẹt giữa các kẽ răng. Uống 7-8 cốc nước mỗi ngày để duy trì lượng nước bọt lý tưởng trong miệng, tránh để khát hoặc khô miệng.

Kiểm tra nguy cơ mắc bệnh nướu răng

Có một số yếu tố nguy cơ gây bệnh nướu răng nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Nếu bạn có bất kỳ yếu tố nào sau đây, bạn nên thăm khám nha khoa: Đái tháo đường, tiền sử gia đình mắc bệnh nướu, thay đổi nội tiết tố ở nữ giới, sử dụng thuốc gây khô miệng, ung thư hoặc AIDS, thói quen vệ sinh răng miệng kém.

Tránh hút thuốc

Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, hút thuốc được cho là làm tổn thương hệ miễn dịch của bạn và khiến việc chống nhiễm trùng nướu trở nên khó khăn hơn.

Thăm khám nha khoa

Bên cạnh chăm sóc cơ bản tại nhà, bạn nên thăm khám nha khoa 2 lần/năm để được vệ sinh và làm sạch hiệu quả mảng bám trên răng giúp ngăn ngừa bệnh nướu răng.

 
Nguyễn Thanh (Theo Healthshots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt