5 thông tin mọi người nên biết để bảo vệ bản thân khỏi bệnh cúm

Bệnh cúm rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch

Những dấu hiệu của bệnh cúm có thể gây ra tử vong

Những điều bạn chưa biết về bệnh cúm

Đeo khẩu trang có giúp phòng ngừa bệnh cúm?

Dinh dưỡng cho trẻ để phòng ngừa bệnh cúm mùa

Nhận biết các loại cúm khác nhau

3 loại virus cúm thường ảnh hưởng đến mọi người là:

- Cúm A: Cúm A là loại virus cúm thay đổi liên tục và nó có rất nhiều chủng. Cúm A có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Chúng có thể lây lan qua động vật, kể cả chim hoang dã. Cúm gia cầm là một chủng cúm A. 

- Cúm B: Cúm B chỉ lây nhiễm ở người và thường ít nghiêm trọng hơn cúm A

- Cúm C: Cúm C ít xảy ra nhất và nó thường nhẹ hơn A và B. 

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi để các chủng virus cúm mùa bùng phát 

Bạn nên tiêm phòng cúm 

Theo William Schaffner - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Vanderbilt: "Vaccine cúm không có hiệu quả phòng bệnh cúm 100% nhưng nó có thể ngăn ngừa hàng triệu ca tử vong vì bệnh cúm mỗi năm. Nếu bạn đã bị bệnh mặc dù đã tiêm phòng cúm thì các triệu chứng của bạn cũng có thể nhẹ hơn. Tiêm phòng cúm cũng làm giảm khả năng mắc bệnh ở trẻ sơ sinh, người già và bất cứ ai có hệ miễn dịch bị tổn thương. 

Tăng cường hệ miễn dịch

Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh và giúp bạn nhanh khỏi bệnh hơn nếu bạn bị cúm. Để tăng cường hệ miễn dịch, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau: 

- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu và giúp các tế bào miễn dịch đi khắp cơ thể của bạn. Tập luyện thể dục điều độ thậm chí có thể tăng hiệu quả của vaccine phòng cúm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người tập thể dục sau khi tiêm vaccine có số lượng kháng thể cúm tăng gần gấp đôi một tháng sau đó. 

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch

- Ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch của bạn luôn khỏe mạnh. 

- Massage: Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy massage Thụy Điển có thể làm tăng mức độ tế bào bạch cầu của người lớn. Massage cũng có thể giúp bạn cảm thấy thưu giãn hơn. Căng thẳng làm giảm tế bào lympho - loại bạch cầu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. 

- Ngủ đủ giấc: Ngủ ít hơn 7 đến 8 giờ mỗi đêm có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. 

Chủ động phòng ngừa bệnh

Nếu tiếp xúc với người bị bệnh bạn nên đeo khẩu trang. Nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi tiếp xúc với bề mặt phẳng. Virus cúm có thể phát triển tốt hơn trong không khí khô, vì vậy bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để hạn chế virus cúm phát triển và lây lan. 

Đeo khẩu trang giúp hạn chế sự lây lan của virus cúm

Phải làm gì nếu bắt gặp các triệu chứng cúm?

Nếu bạn bắt gặp các triệu chứng cúm thì nên đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt để được áp dụng các biện pháp điều trị. Khi có các triệu chứng cúm, bạn sẽ được chỉ định xét nghiệm cúm. Sau khi xác định chính xác bản thân mình bị nhiễm cúm, bạn sẽ được bác sỹ kê đơn thuốc kháng virus. Hiện nay, không có thuốc chữa cúm, nhưng dùng thuốc kháng virus theo toa (thuốc ức chế neuraminidase) có thể ngăn chặn các enzyme cho phép virus di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác. Thuốc kháng virus có thể làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cúm. Ngoài thuốc kháng virus, bạn cũng nên nghỉ ngơi và bổ sung đủ nước để giảm bớt sự khó chịu do cúm. 

Thanh Tú H+ (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp