Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 2022: Chính phủ mong muốn 6 điều

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

5 yếu tố trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến ngoại hình của bé

Viên đậu phụ sốt chua ngọt, đưa cơm

Uống trà đen giúp giảm nguy cơ tử vong?

Đẩy lùi nỗi lo tóc rụng nhiều trong mùa Thu với hành tây

Cách đây 77 năm, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, giới công- thương nước nhà đã có vinh dự lớn là Chủ tịch Hồ Chí Minh tới ở ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang của gia đình doanh nhân giàu có Trịnh Văn Bô. Chính tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh nước Việt Nam mới.

Ngay từ những ngày đầu trứng nước của nước Việt Nam mới (ngày 13/10/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới Công - Thương. Trong bức thư ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói đến vai trò của giới Công - Thương trong công cuộc kiến thiết đất nước. Người viết trong thư: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới công - thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế, tài chính vững vàng và thịnh vượng”. Đồng thời Người cũng nói đến trách nhiệm của nhà nước trong việc chăm lo cho giới Công - Thương hoạt động: “Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công - thương trong công cuộc kiến thiết…”.

Tư tưởng “Dân giàu nước mạnh” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên ngay từ bức thư gửi giới Công - Thương trong những ngày đầu lập nước ấy. “Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng”.

Cách đây 18 năm, ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới Công - Thương đã chính thức trở thành ngày truyền thống của giới doanh nhân nước nhà - Ngày Doanh nhân Việt Nam, bằng một Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Phan Văn Khải, ngày 20/9/2004 đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg, lấy ngày 13 tháng 10 hằng năm là Ngày Doanh nhân Việt Nam, nhằm để (trong quyết định của Thủ tướng ghi rõ) phát huy vai trò, truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội trong việc góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

 

Tiếp thu tư tưởng “Dân giàu nước mạnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào dịp Ngày Doanh nhân Việt Nam hằng năm, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều gặp gỡ, lắng nghe tiếng nói của giới doanh nhân và động viên lực lượng chủ chốt làm ra của cải vật chất cho xã hội này. Năm nay, cũng vậy. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng Đảng. Rồi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại Nhà nước luôn đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện điều tiết, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô; đóng góp hơn 20% tổng thu ngân sách quốc gia hằng năm và luôn đi đầu trong thực hiện các hoạt động an sinh xã hội.

Ông nhấn mạnh vai trò chủ đạo của các tập đoàn kinh tế nhà nước là lấy thị trường nội địa làm trọng tâm, làm bàn đạp để vươn mình hội nhập, kết nối với các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, doanh nghiệp nhà nước cần góp phần kiến tạo nền tảng phát triển ở những địa bàn khó khăn, quan tâm đầu tư vào những lĩnh vực, địa bàn mà tư nhân không muốn đầu tư.

Chủ tịch nước yêu cầu các tập đoàn tiếp tục góp phần giữ ổn định vĩ mô, đảm bảo an ninh cho nền kinh tế, đặc biệt là an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó là quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh; tăng cường đối thoại trực tiếp với người lao động góp phần giải quyết vướng mắc về chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

thu tuong 2

Thủ tướng khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò của đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong phát biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam năm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nhấn mạnh Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò của đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, coi đây là lực lượng sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước qua các thời kỳ lịch sử của Cách mạng Việt Nam.

Ông biểu dương đội ngũ doanh nhân cũng luôn thể hiện trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nhân đã và đang tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng đồng, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Đặc biệt, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đội ngũ doanh nghiệp nêu cao tinh thần chia sẻ, đồng hành cùng đất nước, vượt qua khó khăn, tự lực, tự cường, hỗ trợ lẫn nhau, nỗ lực thích ứng linh hoạt để duy trì sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động và ủng hộ Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 và ủng hộ cho nhân dân nhiều vật tư, trang thiết bị y tế. Việt Nam là quốc gia điển hình thành công trên thế giới về chốngdịch nhất là chiến dịch tiêm vaccine có vai trò hỗ trợ, đóng góp lớn của đội ngũ doanh nhân.

 

Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đã có chỉ đạo hướng dẫn các hội viên duy trì sản xuất kinh doanh, tăng cường sản xuất các sản phẩm tăng cường hệ thống miễn dịch để bán giá thấp cho người tiêu dùng hoặc làm từ thiện cho các vùng dân cư khó khăn như vùng bão lụt, các trường học, trại dưỡng lão, trại trẻ mồ côi, khuyết tật. Hiệp hội khuyến cáo mọi người tiêu dùng tăng cường sử dụng các sản phẩm tăng sức đề kháng để nâng cao sức chống đỡ với dịch bệnh.

Thủ tướng cam kết 6 nội dung mà Chính phủ sẽ thực hiện để tiếp sức cùng với đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp, với tinh thần bình đẳng, cùng phát triển, cùng có lợi, cùng có trách nhiệm với xã hội, người lao động, bảo vệ môi trường; không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ; cân đối, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Đầu tiên là tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối điều hành, chỉ đạo tổ chức thực hiện đi đôi với xây dựng bộ máy hoạt động tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp và sự nghiệp phát triển KTXH của đất nước. Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, khuyến khích phát triển và đổi mới sáng tạo.

Đồng thời, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp bối cảnh, tình hình mới; loại bỏ những quy định không còn phù hợp đặc biệt tháo gỡ những điểm nghẽn có thể ảnh hưởng đến hoạt động, phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân.

Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tăng cường đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nghiệp. Luôn đồng hành, lắng nghe, chia sẻ và quyết liệt giải quyết, xử lý những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp. Đẩy mạnh ngăn ngừa, đẩy lùi những hiện tượng móc nối trục lợi, gây khó khăn, phiền hà đối với doanh nhân trong quá trình kinh doanh.

Đồng thời, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng cũng mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam thực hiện 6 điều:

Box Chinh phu - SK+-01

Trước nhất là trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và văn hóa, đạo đức người kinh doanh; hoạt động sản xuất kinh doanh tuân thủ đúng pháp luật, quy định của Nhà nước.

Thứ hai là thể hiện mạnh mẽ vai trò xung kích, chiến sỹ đi đầu trên mặt trận phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường kết nối, nâng cao trình độ quan trị doanh nghiệp, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, chuyển đổi số quốc gia, chống biến đổi khí hậu.

Thứ ba là tận dụng sự phục hội mạnh mẽ thị trường trong nước, đồng thời mở rộng tìm kiếm thị trường quốc tế.

Thứ tư là chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển theo kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, không ngừng đổi mới, sáng tạo, xây dựng và nâng cao thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ năm, bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho người lao động, đầu tư cho ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cuối cùng là tiếp tục thể hiện trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 
Diệu Vi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn