Dùng máy sưởi vào mùa Đông là nhu cầu thiết yếu của nhiều gia đình
Một số nguyên tắc an toàn khi dùng bình nóng lạnh
Làm thế nào để giảm hiện tượng tĩnh điện vào mùa Đông?
Mách nhỏ 8 lưu ý khi chăm sóc tóc mùa Đông
Sữa nghệ: Thức uống "vàng" cho sức khỏe mùa Đông
Hiểu rõ cơ chế hoạt động của thiết bị
Giữa thị trường thiết bị sưởi ấm đa dạng, bạn cần hiểu rõ cơ chế hoạt động của từng dòng máy. Trao đổi kỹ càng với nhà cung cấp cũng giúp bạn tìm được sản phẩm phù hợp, tiết kiệm và biết cách sử dụng an toàn. Một số dòng máy sưởi phổ biến gồm:
- Quạt sưởi: Luồng khí được thổi qua hệ thống dây đốt tới khắp phòng.
- Đèn sưởi hồng ngoại: Bóng đèn hồng ngoại được thắp sáng sẽ tỏa nhiệt. Ưu điểm là không làm khô da, nhưng diện tích làm ấm hạn chế.
- Máy sưởi gốm: Thiết bị đĩa gốm được làm nóng, tỏa nhiệt lượng ra môi trường và làm ấm không gian sử dụng. Máy sưởi gốm phù hợp với phòng có diện tích vừa phải, làm ấm nhanh chóng.
- Máy sưởi nước hoặc dầu: Điện năng sẽ thay đổi nhiệt năng của nước hoặc dầu, từ đó sản sinh ra hơi nóng giúp giữ ấm cho không gian xung quanh. Máy không gây tiếng ồn nhưng vỏ ngoài rất dễ nóng, dễ gây bỏng.
Ngoài ra, bạn nên ưu tiên chọn thiết bị có hiển thị cảm biến nhiệt độ, có chức năng ngắt tự động khi: Bị đổ, nhiệt độ tăng quá cao.
Luôn để mắt tới thiết bị sưởi
Các chuyên gia của Hiệp hội Phòng cháy Chữa cháy Hoa Kỳ (NFPA) khuyến cáo, bạn chỉ nên bật thiết bị sưởi khi có mặt trong căn phòng đó. Việc theo dõi và giám sát máy sưởi, quạt sưởi giúp bạn xử trí kịp thời nếu chẳng may có hiện tượng cháy, chập điện.
Điều này có nghĩa là bạn không nên bật thiết bị sưởi cả đêm (khi bạn say ngủ) hoặc khi bạn rời khỏi phòng, đặc biệt phòng của trẻ nhỏ. Khi nhiệt độ trong phòng đã đủ ấm thì nên tắt và rút phích cắm thiết bị.
Lắp đặt máy sưởi đúng chỗ
Để đảm bảo an toàn cháy nổ, NFPA khuyến cáo, thiết bị sưởi nên được đặt cách xa các vật liệu dễ cháy ít nhất khoảng 1m. Thảm lông, nội thất bọc vải, rèm cửa, sách và chăn… đều có thể bắt lửa nếu chẳng may xảy ra hỏa hoạn.
Bạn cũng cần đặt thiết bị sưởi lên mặt phẳng cứng cáp và khô ráo để tránh bị đổ. Đặt thiết bị sưởi ở nơi rộng rãi, thông thoáng cũng giúp luồng khí ấm áp lưu thông tốt hơn.
Đảm bảo an toàn với trẻ nhỏ và vật nuôi trong nhà
Quy tắc 1m của NFPA còn áp dụng với cả con người và thú cưng trong nhà. Bạn không nên đặt máy sưởi ở vị trí phải đi lại thường xuyên như hành lang, cửa ra vào.
Máy sưởi tỏa nhiệt rất mạnh, nên cần đặt cách cơ thể 1,5-2m. Nếu đặt quá gần cơ thể, luồng gió nóng sẽ làm khô da, cảm giác sẽ rất khó chịu. Trẻ nhỏ cũng dễ bị bỏng nếu chạm vào bộ phận đốt nóng của thiết bị. Phụ huynh nên dặn dò trẻ nhỏ không chạy nhảy, vui chơi trong bán kính 1m quanh vị trí đặt máy sưởi.
Luôn cắm máy sưởi vào nguồn điện
Các thiết bị sưởi ấm trong nhà nên được cắm trực tiếp vào nguồn điện thay vì các loại dây nối, dây lioa. Công suất của máy sưởi, quạt sưởi thường cao hơn mức điện áp quy định của dây nối, dễ xảy ra cháy, nổ, hư hỏng thiết bị.
Không để nhiệt độ quá cao
Giống như sử dụng điều hòa vào mùa Hè, sự chênh lệch quá lớn nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Khi dùng máy sưởi, bạn nên điều chỉnh sao cho nhiệt độ trong nhà chỉ chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời từ 5-10 độ C, dao động xung quanh ngưỡng 25 độ C.
Trong khi bật máy sưởi, nên để hé cửa phòng để không khí được lưu thông, giảm được tình trạng mắc các bệnh về đường hô hấp.
Các thiết bị sưởi có tuổi thọ nhất định, nên phải kiểm tra định kỳ và vệ sinh đều đặn các bộ phận dễ bám bụi bẩn. Bạn cũng cần kiểm tra thiết bị báo cháy trong nhà đều đặn để đảm bảo an toàn suốt mùa Đông.
Bình luận của bạn