7 cách giúp giảm dị ứng với thú cưng

Hắt hơi, chảy nước mũi là triệu chứng thường gặp khi dị ứng với thú cưng

Những điều bạn cần biết về viêm mũi dị ứng

Làm thế nào để biết trẻ bị hắt hơi và sổ mũi do cảm lạnh hay dị ứng?

Cách chữa viêm mũi dị ứng không dùng thuốc

Trẻ bị dị ứng thực phẩm – Những điều mẹ buộc phải biết

Chọn nuôi cá thay vì các loại động vật có lông

Trên thực tế, có ít người bị dị ứng với cá hơn là dị ứng với chó, mèo và các vật nuôi có lông khác. Nhiều người nghĩ rằng, lông động vật là tác nhân gây dị ứng, nhưng thực chất, protein trong nước bọt, da và nước tiểu của động vật mới là thủ phạm khiến bạn bị dị ứng. 

Nên nuôi cá thay vì các loại vật nuôi khác

Đừng tin vào lời quảng cáo của những người bán thú cưng 

Nhiều người bán thú cưng thường quảng cáo với khách hàng là có giống chó không gây dị ứng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về dị ứng thì không có giống chó nào không gây dị ứng 100%.

Chất gây dị ứng không chỉ nằm trong lông mà còn có trong nước tiểu và nước bọt của chó. Một số người có thể bị dị ứng với một số giống chó nhất định trong khi một số người khác có thể dị ứng với tất cả các giống chó.

Không để thú cưng ngủ trong phòng ngủ

Bạn phải dành một lượng lớn thời gian (khoảng 8 tiếng) trong phòng ngủ, do vậy nên tránh để thú cưng ngủ trong phòng ngủ để làm giảm sự tiếp xúc của bạn với các chất gây dị ứng

Nên hạn chế để thú cưng trong phòng ngủ

Nhờ ai đó chải lông và tắm cho thú cưng của bạn thường xuyên

Chải lông và tắm cho thú cưng ít nhất 1 lần/1 tuần sẽ giúp loại bỏ tế bào chết dư thừa trên người thú cưng. Nếu bạn bị dị ứng, thì nên nhờ người thân hoặc bạn bè không bị dị ứng để tắm cho thú cưng. 

Làm sạch thảm thường xuyên

Nên làm sạch thảm thường xuyên vì thảm có thể chứa nhiều tế bào chết và lông động vật. Khi sử dụng máy hút bụi để làm sạch thảm, bạn nên đeo khẩu trang. Nếu bị dị ứng nặng, nên xem xét việc lót sàn bằng gỗ hoặc gạch thay vì dùng thảm. 

Nên làm sạch thảm thường xuyên để loại bỏ tác nhân gây dị ứng

Sử dụng máy lọc không khí có bộ lọc HEPA

Để tế bào chết và lông thú cưng không trôi nổi trong không khí, bạn nên sử dụng máy lọc không khí có bộ lọc HEPA. Bộ lọc HEPA là bộ lọc quan trọng nhất trong máy lọc không khí, có khả năng lọc đến 99,97%  những phân tử bụi có kích thước nhỏ như là phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, lông động vật... 

Gặp bác sỹ chuyên khoa dị ứng

Nếu đã áp dụng những cách trên mà vẫn bị các triệu chứng dị ứng khó chịu thì tốt nhất bạn nên tránh hoặc giảm thiểu tiếp xúc với thú cưng càng nhiều càng tốt. Nếu thú cưng rất quan trọng với bạn và bạn vẫn muốn tiếp tục nuôi chúng thì tốt nhất hãy đến gặp bác sỹ chuyên khoa dị ứng để được tư vấn cách phòng ngừa dị ứng hiệu quả. 

Thanh Tú H+ (Theo Healthcommunities)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp