Nhiều điều bạn cần biết về bệnh viêm mũi dị ứng
9 biện pháp tự nhiên giúp giảm viêm mũi dị ứng
Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất
Miễn dịch hô hấp có vai trò gì với phòng, điều trị viêm mũi dị ứng?
Cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Những điều mẹ buộc phải biết khi chăm con
Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng
Các dấu hiệu của viêm mũi dị ứng rất dễ nhầm lẫn với viêm mũi và cảm cúm thông thường. Theo các chuyên gia, bệnh viêm mũi dị ứng có những dấu hiệu điển hình sau:
- Chảy nước mũi, nước mắt, ngứa mũi.
- Nghẹt mũi, hắt hơi từng tràng, ho, mệt mỏi, căng thẳng.
- Thay đổi thời tiết, gặp các yếu tố kích thích liên quan đến thì nó lại xuất hiện, trong người cảm thấy sốt nhẹ, mệt mỏi rất khó chịu.
- Ho, buồn ngủ, bứt rứt, khó chịu.
- Khi soi mũi sẽ thấy niêm mạc mũi phù nề, mọng, có màu tái nhợt. Trong hốc mũi đầy chất tiết trong, loãng.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Những người có cơ địa dị ứng cần cảnh giác với bệnh viêm mũi dị ứng
Dị ứng là phản ứng của cơ thể chống lại kháng nguyên lạ gây dị ứng. Viêm mũi dị ứng do các hiện tượng dị ứng (nhất là người có cơ địa dị ứng) gây ra. Khi cơ thể bị kháng nguyên lạ tấn công sẽ sinh ra kháng thể để chống lại. Những lần sau, khi kháng nguyên tấn công sẽ gặp phải sự kháng cự quyết liệt của kháng thể dẫn đến những rối loạn dị ứng.
Viêm mũi dị ứng chỉ là biểu hiện tại chỗ của bệnh dị ứng. Các loại dị nguyên có khả năng gây ra viêm mũi dị ứng bao gồm:
- Các vật lạ bay lẫn trong không khí như phấn hoa, bụi nhà, trong đó con mạt là tác nhân chính. Ngoài ra, tiếp xúc với nấm mốc, bụi khói công nghiệp, lông chó, mèo, các loại hóa chất… đều có thể khiến tình trạng viêm mũi trở nên nặng hơn.
- Những chất lạ trong thức ăn như sữa, trứng, các loại đậu, hải sản, các loại thuốc kháng sinh, phấn thoa, chất bôi trơn ở bao cao su, xà phòng… đều có thể gây dị ứng. Các chất này thường gây triệu chứng toàn thân hoặc ở bộ máy tiêu hóa, nhưng cũng cho những biểu hiện ở đường thở trên.
- Có dị ứng hay không còn tùy thuộc vào cơ địa, tố chất di truyền của mỗi người. Tiền sử gia đình có vai trò rất quan trọng. Cha mẹ bị dị ứng có tỷ lệ con bị dị ứng cao. Phân nửa số con của cha và mẹ đều bị dị ứng sẽ bị dị ứng. Nếu chỉ cha hoặc mẹ bị dị ứng thì tỷ lệ này là 30%.
- Một số trường hợp khác do niêm mạc họng bị kích thích gây ra viêm kèm theo nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn gây bệnh cơ hội hay gặp là S. pneumoniae, H. influenzae, cầu khuẩn (tụ cầu, liên cầu).
Đây là những loại khá phổ biến ở nước ta có vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn khi gặp kháng thể của cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng dị ứng. Loại dị ứng này tạo ra lớp nhầy niêm mạc của hệ thống hô hấp như mũi, họng, xoang... gây hiện tượng ngứa, hắt hơi. Hắt hơi là phản xạ nhanh của cơ thể nhằm tống vật lạ ra khỏi niêm mạc.
Điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Những người có cơ địa dị ứng cần cảnh giác với bệnh viêm mũi dị ứng, không nên nuôi chó, mèo hoặc hạn chế tiếp xúc với chó mèo trong nhà.
Giữ nhà khô sạch, thoáng khí, hút bụi thường xuyên, vệ sinh chăn, gối, đệm định kỳ, tránh để các ký sinh trùng có cơ hội sinh sống và phát triển.
Cần vệ sinh răng miệng và vùng tai, mũi, họng hàng ngày, không hút thuốc, không sử dụng các loại thực phẩm bị dị ứng. Khi dọn vệ sinh, cần đeo khẩu trang, thời tiết lạnh cần giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt khu vực vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh.
Đối với những ai phải làm việc quá khuya, dậy quá sớm cần lưu ý vì thời điểm này dễ bị cảm và dễ chuyển thành viêm mũi xoang. Thường xuyên rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Nếu bị bệnh viêm mũi dị ứng cần đến gặp bác sỹ để khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh phát triển thành mạn tính dễ dẫn đến viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn...
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến bác sỹ để sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa Chỉ thực, Nhàu, Cỏ lào, chất tăng cường miễn dịch Immunepath–IP, lợi khuẩn để làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, cảm cúm...
Bình luận của bạn