7 dấu hiệu cảnh báo hội chứng buồng trứng đa nang

Phụ nữ bị mắc hội chứng buồng chứng đa nang thường khó mang thai

Người bị hội chứng buồng trứng đa nang nên ăn 6 thực phẩm này

Mối liên hệ giữa đái tháo đường và hội chứng buồng trứng đa nang?

Cảnh báo vô sinh với Hội chứng buồng trứng đa nang

11 phương pháp khắc phục hội chứng buồng trứng đa nang sẵn có trong nhà

Chu kỳ kinh nguyệt thất thường

Nếu bạn không thể nhớ được lần cuối cùng có kinh thì có thể bạn đang mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Theo tiến sỹ Anuja Dokras - Giám đốc Trung tâm Hội chứng buồng trứng đa nang Peen ở Philadelphia, Mỹ: “Chu kỳ kinh nguyệt là 1 trong 3 yếu tố chính được sử dụng để chấn đoán PCOS. Khi mắc PCOS, cơ thể sẽ không sản xuất đủ progesterone (hormone nữ) để có chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Vì vậy, phụ nữ mắc PCOS thường không có kinh nguyệt hoặc số lần có kinh rất ít”.

Chu kỳ kinh nguyệt thất thường là dấu hiệu phổ biến của PCOS

Bạn có rất nhiều mụn dù đã qua độ tuổi dậy thì 

Nếu đã bước qua tuổi dậy thì mà mụn trứng cá vẫn xuất hiện ngày một nhiều trên mặt, ngực, lưng, da dầu… thì có thể bạn đang mắc PCOS. Nguyên nhân là khi bị PCOS, cơ thể sẽ tiết ra nhiều androgen (hormone nam).

Bạn mọc lông ở nhiều vị trí không ngờ

Nếu có vài sợi ria mép thì bạn không nên quá lo lắng, đây không phải là dấu hiệu của PCOS. Nhưng nếu bạn đang mọc râu trên cằm, tóc mai mọc dài, mọc nhiều ria mép... thì nên đến gặp bác sỹ để được thăm khám.

Rụng tóc

Hormone androgen không chỉ khiến bạn mọc lông ở những vị trí không mong muốn mà nó còn gây rụng tóc. Không phải ai bị PCOS cũng bị rụng tóc, nhưng một số phụ nữ bị PCOS cũng bị hói đầu.

Rụng tóc nhiều là dấu hiệu cảnh báo hội chứng buồng trứng đa nang 

Bạn không thể mang thai

PCOS là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh. Khi cơ thể của bạn không sản xuất đủ hormone progesterone, trứng sẽ không phát triển được, buồng trứng sẽ chỉ toàn các nang nhỏ. Các nang nhỏ này sau đó sẽ ngăn chặn trứng khỏe mạnh di chuyển xuống ống dẫn trứng và vào tử cung của bạn.

Bạn đang bị đái tháo đường type 2

Hiện nay, các bác sỹ vẫn chưa biết vì sao PCOS có mối liên hệ với tình trạng kháng insulin. Khi gặp tình trạng này, các tế bào không thể sử dụng insulin một cách chính xác, từ đó dẫn đến lượng đường trong máu cao. Nếu tình trạng kháng insulin không được điều trị, nó có thể gây ra bệnh đái tháo đường type 2.

PCOS có liên quan mật thiết đến tình trạng kháng insulin

Tăng cân bất thường

PCOS có thể là thủ phạm khiến bạn tăng cân bất thường. Theo tiến sỹ Dokras tăng cân không phải là triệu chứng duy nhất để chẩn đoán PCOS, nhưng nó có thể là một trong nhiều dấu hiệu cảnh báo PCOS. PCOS thường gây tăng cân ở phần trên cơ thể và bụng.

Nếu bạn nhận thấy mình có các triệu chứng trên, đặc biệt là kinh nguyệt thất thường, mọc mụn trứng cá và mọc nhiều lông thì hãy hỏi bác sỹ nội tiết để được thử máu. Sau khi nhận được kết quả, bác sỹ có thể đề nghị bạn siêu âm đầu dò âm đạo để kiểm tra u nang. Mặc dù không phải tất cả phụ nữ bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang đều phát triển u nang buồng trứng.

Thật không may, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách điều trị hội chứng buồng trứng đa nang. Các bác sỹ có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc và thay đổi lối sống để điều trị bất kỳ triệu chứng nào bạn đang gặp phải.

Thanh Tú H+ (Theo Prevention)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa