Nước rau má giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp vết nhiệt miệng nhanh lành
Phân biệt nhiệt miệng và tổn thương khoang miệng
Xử lý nhiệt miệng bằng thảo dược
Nhiệt miệng nguy hiểm tới mức nào?
Vì sao bạn thường xuyên bị nhiệt miệng khi Hè về?
Theo Đông y, căn nguyên gây nhiệt miệng, loét miệng là do nhiệt độc, hỏa độc, thấp nhiệt hoặc âm hư. Nguyên tắc ăn uống khi bị nhiệt miệng là nên tăng cường rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, B, sắt, kẽm... để hạn chế tổn thương niêm mạc và giúp vết loét nhanh lành. Nên hạn chế các món ăn, đồ uống có chứa gia vị cay nóng, như ớt, tỏi, gừng, hạt tiêu...
Để vết nhiệt miệng, loét miệng nhanh lành, không gây thêm đau đớn, bạn có thể uống một số loại nước như dưới đây:
Nước lọc
Uống đủ nước không chỉ giúp ích cho các cơ quan, bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt hơn mà còn giúp đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Mặc dù bị nhiệt miệng sẽ gây khó khăn khi ăn uống, nhưng bạn nên uống thêm nhiều nước.
Bạn có thể cho thêm vài lát dưa chuột, dưa hấu, dâu tây, một lát chanh hay vài lá bạc hà vào bình nước rồi uống. Cách này không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho nước mà những loại hoa quả thanh mát còn giúp vết nhiệt miệng nhanh lành.
Trà xanh
Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp rút ngắn thời gian phát tán của siêu vi, đồng thời giúp vết loét miệng nhanh lành hơn.
Nước rau má
Theo Đông y, rau má có tính mát, vị hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, lở ngứa... Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể xay rau má lấy nước uống. Mỗi ngày chỉ nên uống một cốc nước rau má, không nên uống quá nhiều.
Nước cam, chanh
Bản thân cam, chanh không giúp điều trị nhiệt miệng. Tuy vậy, cam và chanh đều chứa rất nhiều vitamin C nên giúp tăng khả năng đề kháng của cơ thể, giúp bạn nhanh chóng vượt qua những căn bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.
Bạn có thể uống một cốc nước cam hoặc nước chanh mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên uống khi đói, tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
Người bị nhiệt miệng, loét miệng nên uống nước cam, chanh để bổ sung vitamin C cho cơ thể
Nước ép cà chua
Theo Đông y, cà chua có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng nhanh nhiệt, giải độc. Nhờ đặc tính này nên khi bị nhiệt miệng, bạn cũng có thể uống nước ép cà chua để vết loét miệng nhanh lành hơn.
Tuy nhiên, nên lưu ý là chỉ nên mua cà chua tại địa chỉ uy tín, an toàn, để tránh thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng... Khi làm nước ép, có thể pha thêm nước hoặc xay cùng một số loại rau củ quả có tính mát sẽ ngon hơn
Nước mía
Theo Đông y, nước mía có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhanh nhiệt. Uống nước mía khi bị nhiệt miệng cũng rất tốt, đặc biệt là trong mùa Hè nắng nóng.
Bình luận của bạn